Điều 5 Nghị định 109/2008/NĐ-CP có quy định Nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp.
Điều 5 Nghị định 109/2008/NĐ-CP có quy định Nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp:
1. Người mua, người nhận giao không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
2. Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đã được kiểm toán.
3. Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:
a) Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
b) Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
c) Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;
d) Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ;
Ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp mua nếu trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.
4. Thực hiện việc công bố công khai theo quy định tại Điều 15 và Điều 23 Nghị định này.
5. Phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thanh toán trong việc mua doanh nghiệp thông qua tài khoản này.
6. Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bán, giao doanh nghiệp được trừ vào vốn nhà nước hoặc nguồn thu từ bán doanh nghiệp, nếu không đủ thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí bán, giao doanh nghiệp.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên ta thấy, người mua không được bán lại DNNN trong thời hạn của Hợp đồng mua bán. Đồng tiền thanh toán khi mua DNNN là VND. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thực hiện giao dịch mua DNNN phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vị thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thanh toán việc mua DNNN thông qua tài khoản này. Để tránh tình trạng một số người có thể lợi dụng sự quen biết, thông đồng với nhau mua công ty nhà nước với giá rẻ, việc bán công ty nhà nước phải được thông báo cho toàn thể người lao động trong công ty và trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đăng kí danh sách người mua công ty. Người lao động luôn được ưu tiên trong việc mua lại DNNN nếu trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng, thì người tập thể người lao động được quyền mua. Nếu có từ hai người đăng kí mua trở lên thì phải bán công ty theo phương thức đấu giá. Nếu chỉ có một người đăng kí mua công ty thì mới được bán công ty theo phương thức trực tiếp. Dù bán theo phương thức nào thì bên bán và bên mua cũng phải kí hợp đồng mua bán công ty.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý số lượng cố phần không bán hết khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tiến hành cổ phần hóa
– Nhận thức chung về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
– Bản chất của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên