Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là những nội dung quan trong trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật, bởi đây sẽ là cách chúng ta sử dụng pháp luật sao cho đúng khi áp dụng vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vậy Nguyên tắc áp dụng pháp luật được áp dụng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì?
Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.
Như vậy văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau. Do đó, đương nhiên có những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề, lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng. Để làm được điều này thì:
2. Vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện khả năng của mỗi cơ quan trong việc tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm phụ thuộc vào vị trí của cơ quan ban hành văn bản trong bộ máy nhà nước theo quy tắc: cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà nước thì văn bản quy phạm do cơ quan đó ban hành cũng có vị trí cao trong hệ thống pháp luật và ngược lại.
Điều 2 của
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”.
Điều luật này không chỉ đơn giản là kể tên các văn bản quy phạm pháp luật mà còn sắp xếp các văn bản đó theo một trật tự tương đối thể hiện mối quan hệ giữa các văn bản đó trong một hệ thống thống nhất. Các nhóm văn bản quy phạm pháp luật được các nhà làm luật cố gắng sắp xếp theo thứ tự hiệu lực từ cao đến thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm văn bản mà vị trí được sắp xếp chưa thể hiện chính xác vị trí thứ bậc của chúng trong hệ thống pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, vị trí thứ bậc của nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội. Đây là các văn bản quy phạm được ban hành bởi sự phối hợp của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của một tổ chức chính trị – xã hội. Vì các tổ chức chính trị – xã hội không nằm trong cơ cấu bộ máy nhà nước nên không thể xác định hiệu lực của văn bản theo vị trí của các tổ chức này. Do đó, cần phải coi nghị quyết liên tịch do Ủy ban thường vụ Quốc hội và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội ban hành có hiệu lực bằng nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội độc lập ban hành; nghị quyết liên tịch do Chính phủ và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội ban hành có hiệu lực bằng văn bản do Chính phủ độc lập ban hành.
Thứ hai, vị trí thứ bậc của các thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang. Quy định này cho thấy các thông tư liên tịch trừ trường hợp thông tư liên tịch của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được phối hợp ban hành bởi các chủ thể có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước. Trong bộ máy nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được hiểu có vị trí cao hơn Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Vì vậy, các thông tư này cần được coi là có hiệu lực pháp lý thấp hơn hiệu lực của thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao độc lập ban hành, nhưng lại có hiệu lực cao hơn thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ độc lập ban hành.
3. Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định về việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”.
Theo quy định trên, khi lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng, cần lưu ý một số diểm sau:
Thứ nhất, về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật được quy định áp dụng theo các nguyên tắc sau đây:
– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì:
+ Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
+ Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp (đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh…) thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.
Thứ hai, về lựa chọn áp dụng văn bản pháp luật:
– Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Hiệu lực pháp lý của từng nhóm văn bản quy định pháp luật được trình bày ở trên.
– Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Sở dĩ luật quy định phải áp dụng văn bản được ban hành sau là để đảm bảo các quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng phù hợp nhất với các điều kiện thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp hai văn bản cùng quy định về một vấn đề, trong đó một văn bản quy định một cách chung nhất và một văn bản quy định mang tính chất chuyên sâu trong một lĩnh vực quản lý cụ thể. Trong trường hợp này, thông thường văn bản quy định chuyên sâu phù hợp với điều kiện quản lý đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực hơn văn bản quy định chung. Nếu văn bản chuyên ngành ban hành sau văn bản quy định chung thì việc lựa chọn văn bản chuyên ngành để áp dụng không có gì trái pháp luật, nhưng nếu văn bản chuyên ngành ban hành trước văn bản quy định chung thì lựa chọn văn bản nào để áp dụng là vấn đề khó khăn và tiềm ẩn khả năng áp dụng pháp luật không thống nhất.
– Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới. Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của hệ thống pháp luật nước ta, là hiện thân tính nhân dân, tính nhân văn của đường lối, chính sách của Đảng.
4. Các lưu ý khi áp dụng văn bản pháp luật:
Ở đây, cũng cần lưu ý: Theo Điều 54
+ Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cùng cấp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân.
+ Trong trường hợp các nghị quyết của cùng một hội đồng nhân dân có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của nghị quyết được ban hành sau.
+ Trong trường hợp các quyết định, chỉ thị của cùng một uỷ ban nhân dân có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của quyết định, chỉ thị được ban hành sau.
Như vậy, cơ quan ban hành văn bản phải định rõ thời hạn văn bản có hiệu lực thi hành, phạm vi và mức độ mà các cơ quan có nhiệm vụ thi hành được phép truyền đạt, phổ biến. Cơ quan có trách nhiệm thi hành phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy phạm của văn bản, không được tự ý sửa đổi, bổ sung các văn bản đó. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật còn là một hoạt động sáng tạo để trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.