Trong cuộc sống khó tránh khỏi những xung đột không đáng có cần phải giải quyết tại Tòa án, Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ án dân sự là tiên quyết để bảo vệ được bản thân.
Mục lục bài viết
1. Nguyên đơn dân sự là gì?
“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án, đồng thời là cơ sở để bắt đầu giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khởi kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Bộ Luật tố tụng dân sự chỉ quy định nguyên tắc chung để xác định nguyên đơn thông qua hành vi khởi kiện của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp. Theo đó, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích của người đó bị xâm phạm.
Theo quy định trên thì nguyên đơn là chủ thể thỏa mãn hai điều kiện sau:
– Được giả thiết có quyền lợi bị xâm hại hay tranh chấp với bị đơn.
– Đã tự mình khởi kiện.
Các quy định trên của Bộ luật này chưa đủ để xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự. Bởi lẽ, để có thể xác định đúng tư cách của nguyên đơn thì ngoài các điều kiện trên, cần có các quy định của pháp
Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngược lại với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên đơn.
Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không thì phải được khẳng định trong các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm.
Thứ hai, để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Vì ngoài việc có khả năng pháp luật quy định nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó họ trở thanh nguyên đơn.
Thứ ba, các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được Tòa án thụ lý thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn.
Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ mà được người đại diện hợp pháp của người này thì người được bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ thể có thể trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ tư, để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn thì chủ thể phải có đơn khởi kiện, gửi đơn kiện tới Tòa án và Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 164
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó thì Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn.
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn.
2. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn:
Căn cứ vào Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định các Quyền, nghĩa vụ của đương sự:
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
10. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
11. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
12. Nhận
13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.
16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.
26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Điều 71 Quy định Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
3. Nguyên đơn trong thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử:
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Do đó, trong giai đoạn này, nguyên đơn có những quyền, nghĩa vụ sau:
1) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
2) Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
3) Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
4) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
6) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. Quy định mới của BLTTDS 2015, vì trước đây, bộ luật cũ chỉ quy định quyền này đối với nguyên đơn, không quy định đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
7) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
8) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
4. Nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm:
Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:
Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.
Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Đối với việc đăng bản án trên cổng thông tin điện tử: Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên đơn, trong quá trình xét xử, Chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của nguyên đơn về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh..
Đây là quyền mới của nguyên đơn nói riêng, cũng như đương sự nói chung, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
5. Nguyên đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm:
Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:
Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.