Có nhiều cách hiểu về khái niệm nguồn tin về tội phạm, có quan điểm cho rằng, chỉ có tin báo do nhân dân, đài báo, cơ quan, tổ chức cung cấp, kiến nghị mới là nguồn tin về tội phạm; hay mọi thông tin liên quan đến tội phạm đều là nguồn tin về tội phạm. Cùng bài viết dưới đây hiểu rõ hơn nguồn tin về tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Nguồn tin về tội phạm là gì?
Nguồn tin về tội phạm là những thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật được các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền … Các thông tin về tội phạm này được pháp luật quy định là những cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không, điều đó cũng khẳng định cơ quan có thẩm quyền muốn khởi tố vụ án hình sự, muốn xác lập quan hệ tố tụng hình sự phải bắt đầu từ những tin tức về tội phạm được tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật chứ không phải là những lời đồn đại không có căn cứ.
Có quan điểm nêu: “Tố giác về tội phạm là việc công dân tố giác về hành vi tội phạm được quy định trong BLHS, còn tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong BLHS do cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết; do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú.
Quan điểm khác cho rằng: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện, tố cáo người phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”. Tin báo về tội phạm là việc các cơ quan, tổ chức báo tin hoặc đăng tin có nội dung phản ánh về tội phạm xảy ra cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 2, khoản 1 Điều 100, Điều 101 và Điều 103 của
Tại Thông tư liên ngành số 03/TT-LN ngày 15/5/1992 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) – Bộ Quốc phòng – Bộ Lâm nghiệp – Tổng cục Hải quan (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 03) hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã nêu định nghĩa:
Tin báo và tố giác về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong BLHS do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (gọi tắt là người, cơ quan, tổ chức) cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết; do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú.
Hiện nay khái niệm trên không còn phù hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong khi đó BLTTHS năm 2003 không quy đỉnh rõ thế nào là tố giác, tin báo về tội phạm mà chỉ quy định chung:
Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo ngay về tội phạm cho cơ quan điều tra bằng văn bản.
Tại thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT- BCA-BQP- BTC- BNN&PTNT -VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Liên ngành Trung ương đã giải thích khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
Tố giác về tội phạm là những thông tin hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân cụ thể cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.
Tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.
Theo chúng tôi tố giác về tội phạm được hiểu là những thông tin, hành vi có dấu hiệu tội phạm được cá nhân phát hiện và tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm được hiểu là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Đến nay, BLTTHS năm 2015 đã nêu cụ thể, chi tiết về khái niệm tin báo, tố giác tội phạm, do đó tại khoản 1 Điều 144 BLTTHS năm 2015, quy định:
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015, tin báo về tội phạm được thể hiện dưới hai dạng đó là: tin báo do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông qua việc báo tin trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tin báo; tin báo về tội phạm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: mạng xã hội, bài báo…. Tại khoản 4 Điều 144 BLTTHS quy định rõ hình thức của tố giác, tin báo về tội phạm được thể hiện bằng lời nói hoặc văn bản, quy định mở này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc phát hiện, tố giác, tin báo về tội phạm
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan cho Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Người phạm tội tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện” là những vụ việc Cơ quan có thẩm quyền đã bắt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và vụ việc đã rõ “dấu hiệu của tội phạm” đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự và cả những vụ việc sau khi Cơ quan có thẩm quyền phát hiện phải tiến hành xác minh một số tài liệu mới đủ căn cứ kết luận hành vi có cấu thành tội phạm hay không và có thể được khởi tố vụ án hình sự hoặc giải quyết bằng việc xử lý hành chính hoặc không có hành vi vi phạm, những vụ việc này phải được thụ lý giải quyết theo trình tự quy định tại BLTTHS và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT ngày 29/12/2017.
2. Phân biệt nguồn tin về tội phạm và tố cáo tội phạm:
Có quan điểm cho rằng Tố cáo và nguồn tin về tội phạm là hai khái nhiệm tương đồng, có bản chất như nhau, nhưng được giải quyết theo cách thức trình tự, thủ tục khác nhau. Theo đó, để làm rõ bản chất của nguồn tin về tội phạm và tố cáo cần có những cách phân biệt cụ thể:
Tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó; Vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn.
Trên bình diện pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…
Tố cáo ở đây là khái niệm chung, là việc công dân thực hiện quyền của mình báo tin về tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết. Tuỳ theo lĩnh vực pháp luật bị vi phạm mà người ta phân biệt các loại tố cáo khác nhau. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 27 Luật Tố cáo). Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về TTHS (khoản 1 Điều 3 Luật Tố cáo).
Tố cáo và nguồn tin về tội phạm có những điểm khác biệt nhất định. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Còn đối với nguồn tin về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong BLHS. Do đó, có thể nói, khái niệm tố cáo rộng hơn và cơ bản đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm theo luật TTHS.
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này là: Tố cáo là quyền của công dân, còn cung cấp nguồn tin về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinh sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo, còn quan hệ pháp luật đối với nguồn tin về tội phạm thì phát sinh ngay khi công dân biết về dấu hiệu tội phạm. Công dân có quyền quyết định việc mình sẽ tố cáo hay không một hành vi vi phạm pháp luật nhưng bắt buộc phải tố giác nếu đã biết rõ về một tội phạm đang chuẩn bị hoặc đã được thực hiện. Công dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: “Không tố giác tội phạm” theo quy định tại Điều 390 BLHS, nếu biết mà không tố giác tội phạm.
Có nhiều cách hiểu về tố giác, tin báo tội phạm. Có quan điểm cho rằng, chỉ có tin báo do nhân dân, đài báo, cơ quan, tổ chức cung cấp, kiến nghị mới là tố giác, tin báo về tội phạm; hoặc có quan điểm cho rằng, mọi thông tin liên quan đến tội phạm đều là tin báo, tố giác. Có quan điểm nêu: Tố giác về tội phạm là việc công dân tố giác về hành vi tội phạm được quy định trong BLHS, còn tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong BLHS do cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết; do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú.
Như vậy, có thể hiểu Nguồn tin về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong BLHS do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,… (gọi tắt là người, cơ quan, tổ chức) cung cấp bằng các hình thức thông tin khác nhau; do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú để cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo quy định của BLTTHS. Đây chính là cơ sở lý luận để quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận “Nguồn tin về tội phạm”.
Trong BLTTHS một thuật ngữ lần đầu tiên được quy định trong bộ luật TTHS là “nguồn tin về tội phạm”. Theo BLTTHS năm 2015: “Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện”.
3. Các nguồn tin về tội phạm bao gồm:
Như vậy, BLTTHS năm 2015 quy định về nguồn tin về tội phạm gồm 5 loại nguồn như sau:
+ Tố giác về tội phạm;
+ Tin báo về tội phạm;
+ Kiến nghị khởi tố;
+ Lời khai của người phạm tội tự thú;
+ Thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
Đối với điều tra tội phạm, nguồn tin về tội phạm là những thông tin ban đầu, có ý nghĩa rất lớn cho các cơ quan pháp luật xem xét tính chất nghiêm trọng hay không của sự việc đã được những chủ thể báo tin, tố giác đến; tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin đến đâu, có dấu hiệu của tội phạm hay không… Nguồn tin về tội phạm là căn cứ để CQĐT mở ra những hoạt động điều tra, xác minh theo luật định ở các giai đoạn tiếp theo.