Hiện nay, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ, tại điều kiện và tạo nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh. Dưới đây là quy định của pháp luật về nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình giáo dục quốc phòng và an ninh trên thực tế.
Mục lục bài viết
1. Nguồn kinh phí phục vụ giáo dục quốc phòng và an ninh:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018 có quy định về mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh. Theo đó, mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp này đó là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng, kiến thức an ninh để có thể phát huy tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, mất đi lòng tự hào tự tôn dân tộc, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao tính tự giác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, giáo dục quốc phòng và an ninh cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018 có quy định về các nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh. Cụ thể như sau:
– Tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quá trình giáo dục phải được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, đặt dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước;
– Giáo dục quốc phòng và an ninh được coi là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của toàn dân, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo;
– Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến và giáo dục pháp luật, từ đó gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
– Giáo dục toàn diện, trọng điểm, có trọng tâm bằng các hình thức khác nhau, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành;
– Chương trình và nội dung giáo dục quốc phòng an ninh phải phù hợp với từng đối tượng nhất định và cần phải đáp ứng được tình hình thực tế;
– Quá trình giáo dục quốc phòng an ninh cần phải đảm bảo bí mật nhà nước, tính kế hoạch và thừa kế, phát triển khoa học, hiện đại, dễ hiểu và thiết thực, cần phải đảm bảo tính hiệu quả.
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018 có quy định về nguồn kinh phí. Cụ thể như sau:
– Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo, được bố trí hằng năm phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
– Kinh phí do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp bảo đảm thực hiện hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh. Nguồn kinh phí này được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
– Các khoản thu hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, nội dung này hiện nay đang được hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 của Nghị định 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (sau được sửa đổi tại Nghị định 139/2020/NĐ-CP của Chính phủ), có quy định cụ thể về vấn đề nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh. Cụ thể như sau:
– Ngân sách cấp trung ương sẽ đảm bảo nội dung chi cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh của các bộ, ngành;
– Ngân sách cấp địa phương sẽ đảm bảo nội dung chi cho hoạt động giáo dục và quốc phòng an ninh của địa phương;
– Kinh phí của doanh nghiệp, kinh phí của các đơn vị sự nghiệp sẽ chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh;
– Các khoản đầu tư, các khoản tài trợ của các tổ chức và cá nhân, các khoản thu hợp pháp khác chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ được thực hiện như sau:
– Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh do nhà nước đảm bảo trên thực tế, nguồn kinh phí này sẽ được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
– Kinh phí do doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp bảo đảm thực hiện hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng và an ninh, khoản kinh phí này sẽ được tính vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
– Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh gồm những khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018 có quy định về nội dung chi. Theo đó, nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ bao gồm:
– Chi thường xuyên;
– Chi đầu tư phát triển;
– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về nội dung chi cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh.
Theo đó, nội dung chi phục vụ cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ bao gồm:
– Chi thường xuyên;
– Chi cho đầu tư và phát triển;
– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh của Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (sau được sửa đổi tại Nghị định 139/2020/NĐ-CP của Chính phủ), có quy định về nội dung chi của Bộ quốc phòng. Theo đó, nội dung chi cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh của Bộ quốc phòng sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
– Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chương trình và kế hoạch, đề án và các văn bản chỉ đạo, đề án và các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền, thực hiện hoạt động biên soạn và in ấn giáo trình, biên soạn và in ấn các loại tài liệu, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh;
– Bảo đảm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng, sĩ quan cấp tá, sĩ quan cấp uý, người quản lý doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, đảng viên làm việc và hoạt động trong quân đội nhân dân Việt Nam;
– Đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn và đảm bảo các chế độ, đảm bảo các quyền lợi cho giáo viên, giảng viên, đảm bảo chế độ và quyền lợi cho báo cáo viên làm việc và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm các trang thiết bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, các trang thiết bị kỹ thuật, các trang thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cơ sở giáo dục trên phạm vi địa bàn cả nước, đảm bảo các phương tiện và các cơ sở vật chất trong hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cơ quan và đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, đảm bảo trang phục dùng cho sinh viên/học viên học tập tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
– Đảm bảo hoạt động của Hội đồng, các cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh tại cấp trung ương, cấp quân khu, cơ quan và các đơn vị thuộc quyền được giao nhiệm vụ quốc phòng và an ninh;
– Quy hoạch và xây dựng, nâng cấp các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội, cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng khác nhau trên thực tế;
– Nghiên cứu khoa học, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, học tập trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, học tập ở nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng an ninh;
– Hoạt động trong công tác đảng, công tác chính trị, tuyên truyền và phổ biến giáo dục về quốc phòng an ninh, kiểm tra và thanh tra, sơ kết và tổng kết, khen thưởng, giải quyết các khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng an ninh theo thẩm quyền;
– Các khoản chi khác do giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 39/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
– Nghị định 13/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
– Nghị định 139/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.