Xác định nguồn kinh phí mua sắm tài sản thường xuyên được áp dụng như thế nào? Nguồn kinh phí mua sắm tài sản thường xuyên
Xác định nguồn kinh phí mua sắm tài sản thường xuyên được áp dụng như thế nào? Nguồn kinh phí mua sắm tài sản thường xuyên.
Tóm tắt câu hỏi:
Xác định nguồn kinh phí mua sắm tài sản thường xuyên được áp dụng như thế nào? Nguồn thu từ lệ phí có được xếp vào nguồn kinh phí mua sắm tài sản không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản áp dụng theo quy định của Thông tư 68/2012/TT – BTC gồm:
+ Kinh phí ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị;
+ Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển (ODA) vay ưu đãi (trừ trường hợp Hiệp định vay hoặc điều ước quốc tế có quy định khác);
+ Nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ);
+ Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
+ Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
Những nguồn thu nêu trên áp dụng mua sắm tài sản thường xuyên, tuy nhiên phải đáp ứng thêm điều kiện mua sắm thường xuyên theo quy định của Luật đấu thầu 2013.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giải đáp thắc mắc về đấu thầu
– Ràng buộc số lượng nhà thầu khi đấu thầu rộng rãi
– Hình thức đấu thầu tự thực hiện
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài