Du lịch là một ngành đặc biệt quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của Việt Nam. Vậy nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh lữ hành như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viêt dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh lữ hành là gì?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3
Theo đó, chương trình du lịch được hiểu là một văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được quy định trước cho một chuyến đi của khách hàng được tính từ điểm xuất phát từ lúc đi đến điểm kết thúc của chuyến đi.
Theo quy định tại Điều 30 Luật du lịch năm 2017, hoạt động kinh doanh lữ hành gồm những phạm vi sau:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: nhằm phục vụ khách du lịch nội địa.
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: nhằm phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam hoặc khách du lịch từ Việt Nam qua nước ngoài tham quan,…
– Doanh nghiệp thành lập có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, ngoại trừ trường hợp:
Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
2. Nguồn gốc của kinh doanh lữ hành:
Theo tìm hiểu, du lịch được xuất hiện vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đến thế kỷ 5 sau công nguyên.
Tuy nhiên, thời điểm đó người ta chưa gọi là du lịch mà chỉ hiểu là những chuyến đi thông thường. Và thời xưa, thường là những người có tiền tài, địa vị tham quan các kiến trúc, công trình tráng lệ hay đi thưởng thức âm nhạc, ẩm thực hay thậm chí là nghe nhạc.
Và sau đó đến thời điểm thế kỷ 18 tại các nước Châu Âu đã xuất hiện từng nhóm một tổ chức việc đi chơi, đi thăm bè bạn tại những nước khác nhau hay học hành, tham gia văn hóa văn nghệ,… từ đó dần dần mọi người làm theo và thành trào lưu gọi là du lịch.
Khi đó, nhu cầu đi du lịch ngày một lớn kèm theo đòi hỏi các dịch vụ liên quan đến phục vụ du lịch. Và vào năm 1841, Thomas Cook người Anh là một nhà kinh tế và du lịch đã bắt đầu mở ra dịch vụ kinh doanh lữ hành hiện đại với chuyến du lịch đầu tiên được tổ chức là đến tham dự hội nghị cho 570 người, phương tiện đi là một chiếc tàu, điểm xuất phát từ Leicester tới Longborough như một tour hướng dẫn.
Từ việc đó, loại hình kinh doanh du lịch hay còn gọi là kinh doanh lữ hành được phát triển và mở rộng.
3. Lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành:
Ở tại Việt Nam, ngành du lịch ra đời và thành lập vào năm 1960 sau khi đã trải qua nhiều quá trình xây dựng cũng như điều chỉnh trong mỗi thời kỳ khác nhau. Cụ thể là vào ngày 9/7/1960, theo
Tuy nhiên, do đất nước còn bị chia cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động kinh doanh lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển. Trong thời chiến tranh, chủ yếu chỉ có vua chúa hay các quan lại đi đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước.
Đến thời bình, các cơ sở du lịch dần được mở rộng do nhu cầu cung cầu đi du lịch ngày càng nhiều. Tuy nhiên giai đoạn này cũng còn nhiều khó khăn.
Và khi đến năm 1988 thời điểm nền kinh tế được đổi mới: hoạt động kinh doanh lữ hành thực sự được phát triển. Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng. Cung cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi.
Đến năm 1990, ngành du lịch theo thống kê số lượng khách đến tham quan rơi vào khoảng 250 nghìn lượt khách quốc tế. Khi đó, nước ta chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến giai đoạn năm 1996 có 76 doanh nghiệp lữ hành.
Tiếp theo, sự phát triển của kinh doanh lữ hành được thể hiện thông qua các con số như sau:
– Vào năm 2005, số lượng hành khách quốc tế đến tham quan, du lịch tại Việt Nam lên đến 3,5 triệu. Bên cạnh đó, có đến 428 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
– Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng liên tục qua lộ trình từng năm. Tổ chức Du lịch thế giới đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất trên thế giới. Giai đoạn tặng trưởng chủ yếu là từ giai đoạn 2015-2019, lượng khách tăng trưởng rơi vào khoảng 22,7%/mỗi năm.
Bên cạnh việc phát triển của lữ hành quốc tế, thì lữ hành nội địa cũng được phát triển không ngừng. Người dân có nhu cầu và khả năng hơn nên việc đi du lịch ngày càng nhiều, đặc biệt bộ phận giới trẻ hiện nay hầu như tháng nào cũng đi du lịch với những người có điều kiện hoặc vài tháng, nửa năm đi một lần. Do đó, các công ty lữ hành cũng ngày càng mở rộng và phát triển để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Du lịch cũng là một trong những ngành góp phần trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, số lượng hướng dẫn viên du lịch cũng ngày càng tăng cao, trong đó bao gồm hướng dẫn viên du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều trường đại học về văn hóa cũng ra đời nhiều ngành đào tạo liên quan đến du lịch hơn. Và tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch luôn có các khóa tập huấn để giúp hướng dẫn viên du lịch nâng cao trình độ và nghiệp vụ.
4. Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ lữ hành:
4.1. Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017, để được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Doanh nghiệp được phép thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng.
– Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành:
+ Về trình độ đào tạo: tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, theo đó gồm những chuyên ngành sau: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Quản lý và kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành.
4.2. Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
– Doanh nghiệp được phép thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.
– Về trình độ đào tạo: tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, theo đó gồm những chuyên ngành sau: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Quản lý và kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành.
5. Các biện pháp tăng cường phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành:
Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành đã vi phạm pháp luật về du lịch, cụ thể tại các điểm du lịch lớn như Thành phố Đà Nẵng; Phú Yên; Mũi Né,…Các hiện tượng người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã đề xuất một số biện pháp để tăng cường và đảm bảo du lịch Việt Nam:
– Thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch tại địa phương.
– Đối với những hành vi vi phạm liên quan đến du lịch cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm ngặt để nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch.
– Chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Văn hóa thể thao và du lịch phối kết hợp với các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp du lịch địa bàn để thực hiện xây dựng kế hoạch du lịch và phát triển du lịch theo hướng hiện đại hóa.
– Thực hiện tuyên truyền việc thực thi pháp luật về du lịch đến người dân địa phương cũng như đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam đi tham quan, du lịch.
– Tăng cường kiểm tra và quán triệt các hành vi lừa đảo, chặt chém khách du lịch. Với những trường hợp lợi dụng du lịch vào Việt Nam lao động bất hợp pháp hoặc hoạt động hướng dẫn trái phép thì phải kiên quyết trục xuất và cấm nhập cảnh.
– Nhà nước có chính sách khuyến khích đến các cá nhân, tổ chức có đóng góp to lớn trong hoạt động du lịch.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật du lịch năm 2017.