Việc chấp nhận sự đa dạng các nguồn pháp luật sẽ làm căn cứ viện dẫn trong xử lý các tình huống pháp lý đã làm cho đời sống pháp luật của mỗi quốc gia ngày càng phong phú hơn. Việt Nam cũng đang tích cực sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các nguồn pháp luật, trong đó có các loại nguồn của Luật Lao động.
Mục lục bài viết
1. Nguồn của Luật lao động là gì?
“Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
Có hai loại nguồn chính của pháp luật nói chung cũng như luật Lao động nói riêng bao gồm:
– Nguồn nội dung
– Nguồn hình thức;
Tùy vào căn cứ và từng trường hợp ta sẽ phân biệt thuộc loại nguồn nào. Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt Nam, ta cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của nó. Theo đó, nguồn nội dung của pháp luật được xem là căn nguyên khởi nguồn, là xuất xứ của pháp luật bởi bởi lí do nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật. Trong khi đó, nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Thế nhưng, sự phân chia này trên thực tế chỉ có tính chất tương đối.
Theo đó, tương tự, nguồn của Luật lao động là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Nguồn của luật lao động tiếng anh là “Sources of labor law”.
2. Các loại nguồn của Luật lao động Việt Nam:
Còn nguồn chủ yếu của Luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
– Các văn bản luật bao gồm Hiến pháp (Đây là bộ phận cấu thành không thể thiếu, làm cơ sở để xác định các nguyên tắc, các nội dung định hướng cơ bản của luật lao động), Bộ luật lao động (
– Các văn bản dưới luật như pháp lệnh (văn bản do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành) , nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thông tư, chỉ thị,…
Cụ thể, nội dung các loại căn cứ pháp luật lao động như sau:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là nghĩa vụ của Nhà nước phải thực hiện và được quy định trong Khoản 2, Điều 57, Hiến pháp năm 2013. Mặc dù quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đã được nhiều đạo luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện như
Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động đã khẳng định quyền làm việc, được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân, thừa nhận là một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước bảo đảm, hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Công ước số 122 – Công ước về chính sách việc làm mà Việt Nam chuẩn bị tham gia.
Quyền được bảo đảm an sinh xã hội được ghi nhận . Đây là điều mới tiến bộ và thể hiện ở hai điểm mới: Thừa nhận chủ thể thụ hưởng quyền được bảo đảm an sinh xã hội là “Công dân” chứ không chỉ bó hẹp vào hai đối tượng là viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương. Thuật ngữ “An sinh xã hội” chính thức được ghi nhận. Sử dụng thuật ngữ này mang tính khái quát cao, thể hiện sự phát triển trong kỹ thuật lập hiến, không còn kiểu liệt kê một vài quyền, ví dụ như thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội…
An sinh xã hội là một thuật ngữ có nội hàm rộng, là một khái niệm mở và gần đây ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con người, điều chỉnh những nhóm quan hệ như: nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, nhóm quan hệ trong lĩnh vực cứu trợ xã hội, nhóm quan hệ trong lĩnh vực chăm sóc y tế…
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là các trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất việc làm… Điều này là cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành nên ngành luật an sinh xã hội mang tính tổng thể và đồng bộ, giúp cho người dân nói chung và người lao động nói riêng thực hiện quyền được hưởng an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sự công bằng và tiến bộ xã hội.
Nghĩa vụ của Nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền được hưởng các điều kiện làm việc công bằng cho người lao động làm công ăn lương. Trước đây, vấn đề bình đẳng giới và một phần về điều kiện làm việc công bằng cho lao động nữ và nam (Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau) được quy định gộp. Theo đó, quy định về vấn đề bình đẳng giới và quy định về quyền thụ hưởng các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi cho người lao động làm công ăn lương.
Hiểu một cách khái quát về quyền thụ hưởng các điều kiện làm việc công bằng là, với bất kỳ người lao động nào, dù là nam hay nữ, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo… khi thực hiện cùng một công việc, sẽ có các cơ hội được hưởng các điều kiện làm việc ngang bằng nhau, không thiên vị. Bên cạnh đó, chủ thể thụ hưởng quyền này rất rộng, không bị giới hạn trong vấn đề giới tính (lao động nữ, nam) mà còn là những người lao động làm công ăn lương khác như người lao động thuộc các dân tộc khác nhau, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, …
Sự “nội luật hóa” các Công ước mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, theo đó nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định. Quy định của Khoản này thể hiện ba nhóm nội dung chính bị nghiêm cấm thực hiện, bao gồm: nhóm các hành vi phân biệt đối xử; nhóm các hành vi cưỡng bức lao động và nhóm các hành vi sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định.
Trên cơ sở căn cứ pháp lý quan trọng này, các đạo luật chuyên ngành sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nhóm hành vi bị nghiêm cấm này cùng với các biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện trong thực tiễn, thay vì chỉ có một số khẩu hiệu nghiêm cấm cho một số nhóm hành vi thuộc 3 nội dung nêu trên mà không có bất kỳ biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện nào.
Bên cạnh quyền được bảo vệ sức khỏe, người lao động, không phụ thuộc vào lao động có quan hệ lao động hay lao động tự do, giới tính, thành phần giàu – nghèo trong xã hội, đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế. Với quy định “xương sống” như vậy, việc sửa đổi và ban hành các đạo luật chuyên ngành và các chính sách có liên quan đến bảo vệ sức khỏe của người dân trong thời gian tới là điều tất yếu nhằm hướng tới việc giảm bớt tình trạng thiếu công bằng về khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế.
Mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội theo. Trước đây, quy định các đối tượng là người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ; thì nay, nhiều đối tượng khác cũng được bổ sung như người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Theo đó, những người lao động thuộc các đối tượng này cũng là những đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội.
3. Vai trò của các nguồn Luật lao động:
Có thể thấy, căn cứ vào việc xác định phạm vi và định nghĩa về nguồn pháp luật nêu trên, những gì được xác định là căn cứ, cơ sở để xây dựng pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý chung cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động. Đối tượng áp dụng bao gồm : Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại nguồn này quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.(Theo Điều 1 Bộ luật Lao động 2015).
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;