Trong bất kỳ vụ án hình sự nào, chứng cứ luôn là một vấn đề không thể thiếu nhằm chứng minh một người có thực hiện hành vi phạm tội hay không. Chỉ có chứng cứ hợp pháp mới có giá trị chứng minh tội phạm. Nguồn chứng cứ là gì? Quy định về nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguồn chứng cứ là gì?
- 2 2. Quy định về nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự:
- 2.1 2.1. Vật chứng:
- 2.2 2.2. Lời khai, lời trình bày:
- 2.3 2.3. Dữ liệu điện tử:
- 2.4 2.4. Kết luận giám định, định giá tài sản:
- 2.5 2.5. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án:
- 2.6 2.6. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác:
- 2.7 2.7. Các tài liệu, đồ vật khác:
1. Nguồn chứng cứ là gì?
Nguồn chứng cứ là nguồn cung cấp những vật, tài liệu quan trọng, mà từ đó có thể rút ra được những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không thể có chứng cứ để chứng minh, làm sáng tỏ các tình tiết và diễn biến của vụ án, và có thể dẫn đến một hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra kết luận không chính xác và không đầy đủ đối với vụ án hình sự.
Hay nói cách khác, nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng chứng cứ, tức chứa đựng các thông tin, tư liệu tồn tại trong thực tế khách quan, quan liên đến vụ án và được thu thập theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Trong khoa học luật tố tụng hình sự, nguồn chứng cứ thường được gọi bằng thuật ngữ là phương tiện chứng minh.
Nguồn chứng cứ tiếng anh là “Source of evidence”.
2. Quy định về nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự:
Theo quy định tại Điều 87
“1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.”
2.1. Vật chứng:
Vật chứng là nguồn chứng cứ có tình truyền thống. Từ khi có hoạt động tụng tố tụng hình sự thì vật chứng luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc làm sang tỏ cự thật của vụ án. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm khác nhau về giá trị của nguồn chứng cứ này. Theo một số luật gia nước ngoài, việc phân chia chứng cứ được xác định thành hai loại là lời khai và vật chứng: “Lời khai là loại chứng cứ dưới dạng lời nói hoặc viết, thường là các câu trả lời khi hỏi cung, lời tường trình, lời thú tội…Vật chứng là loại chứng cứ tồn tại khách quan, có hình dáng, kích cỡ. Vật chứng tồn tại dưới nhiều dạng, vật chứng cứ thể lớn như một tòa nhà, bé nhỏ như một sợi vải, có thể chỉ thoảng qua như một mùi hương hay rõ ràng như quang cảnh của một vụ nổ”.
Theo Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Từ quy định trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của vật chứng là: “Thứ nhất, vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, chúng tồn tại cả ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. Sự thể hiện của vật chứng vô cùng đa dạng với đủ loại hình dạng, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng… song một điều cơ bản là để những vật thể đó trở thành chứng cứ thì nó phải liên quan đến vụ án hình sự; Thứ hai, vật chứng chứa đựng và phản ánh những sự kiện thực tế liên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng nó phải nằm trong mối liên quan tổng thể giữa các nội dung, vấn đề của vụ án.
Từ hai đặc trưng trên, ta có thể nhận thấy rằng, vật chứng là những vật mà dựa vào đó có thể xác định các sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Những vật mang những thông tin xác định sự kiện đã xảy ra có liên quan đến vụ án hình sự. Việc khai thác các thông tin từ vật chứng khác với việc khai thác thông tin từ lời khai của những người tham gia tụng.
Có nhiều cách phân loại chứng cứ, căn cứ vào đặc điểm của việc xuất hiện và tham gia vào quá trình xảy ra vụ án hình sự, có thể phân chia vật chứng thành những loại như sau:
Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Ví dụ: dao, sung, đạn, mìn, chó, cá sấu… hoặc là những phương tiện gia thông, thông tin được sử dụng vào việc phạm tội như xe máy, bộ đàm… những bất động sản dùng vào việc phạm tội như ngôi nhà, phòng trọ…;
Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm. Ví dụ: quần áo dính máu trong vụ án giết người, cánh tủ mang dấu vân tay của người cậy phá…;
Vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm. Ví dụ: tài sản của Nhà nước, công dân..
– Vật chứng còn là những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Ví dụ: thông qua phạm tội mà có tiền rồi dùng tiền để mua sắm các đồ dùng khác, hoặc phát hiện thấy vật đã để lại dấu vết tại hiện trường (dấu giày, sợi vải trên áo..).
Ngoài ra, trên cơ sở giá trị chứng minh của vật chứng, người ta có thể phân chia vật chứng thành hai loại:
Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm là những vật, tiền bạc mà từ đó cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thể tìm ra những tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm.
– Vật chứng có giá trị chứng minh người phạm tội là những vật chứng mà từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hình sự có thể tìm ra những tình tiết có giá trị chứng minh người phạm tội.
Thông thường, vật chứng được thu thập khi phát hiện ra tội phạm bằng hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng nhiều trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc thu thập chứng chứ có thể do cáo, người làm chứng… cung cấp. Vật chứng là một trong những nguồn can, bị chứng cứ quan trọng, nó ghi nhận chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của nó trong vụ án là rất cao. Vật chứng mang dấu vết vết tội phạm có vai trò giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được hướng điều tra để giải quyết nhanh chonhs vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự tồn tại của vật chứng chỉ mang tính chất tương đối, chỉ ở một mức độ, một thời gian nhất định. Do đó trong quá trình thu thập, bảo quản vật chứng, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo nguyên vẹn, không để mất mát, hư hỏng hay lẫn lộn vật chứng.
2.2. Lời khai, lời trình bày:
Lời khai trong vụ án hình sự có thể nói cũng là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. Cơ quan điều tra sử dụng hoạt động nghiệp vụ của mình để lấy lời khai của các đối tượng nêu trên và Hội đồng xét xử thẩm định lại những lời khai một lần nữa tại phiên tòa. Sự hình thành lời khai là một quá trình phức tạp và nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan lân chủ quan khác nhau. “Nếu như vật chứng là một vật cụ thể được xác định, mang tính vật chất và nó phản ảnh khách quan về vụ án, do đó không thể có một vật nào khác thay thế cho nó, thì lời khai của các đối tượng nêu trên lại được hình thành từ tư duy, ý thức của con người”. Ví dụ: Khi một người biết những tình tiết của vụ án và được các Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến với tư cách là người làm chứng, thì họ nhận thức, thì họ nhận thức, tri giác về nó và trên cơ sở đó, lời khai của người này là sự diễn tả lại vụ án thông qua lăng kính chủ quan của họ, chính vì vậy sẽ thiếu đi sự khách quan.
a) Lời khai của người làm chứng
Là lời trình bày của người có hiểu biết về những tình tiết có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình Theo Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.”
Lời khai của người làm chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ sự thật của vụ án. Khi một người được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người làm chứng thì họ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tố tụng hình sự đối với họ. Không thể nhờ người khác đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để làm chứng thay. Nếu một người đã tham gia tố tụng hình sự với vị trí là người làm chứng thì cơ quan tiến hành tố tụng không để họ giữ vai trò tố tụng khác như người phiên dịch, người giám định hoặc người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự.
b) Lời khai của bị hại
Là lời trình bày của người bị người phạm tội trực tiếp xâm hại đến thể chất, tinh thần, tài sản. Theo Khoản 1 Điều 92: “Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.”
Lời khai của người bị hại có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Bản thân họ là người bị thiệt hại nên họ mong muốn nhanh chóng làm rõ vụ án, họ có thể nhớ được những tình tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết nhanh vụ án. Tuy vậy, họ cũng có những đặc điểm tâm lý không phải luôn luôn có lợi cho việc điều tra như họ có thể khai tăng thiệt hai so với thực tế.
c) Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
Lời khai của nguyên đơn dân sự là lời trình bày của cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự. Lời khai của bị đơn dân sự là lời trình bày của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Theo Khoản 1 Điều 93: “Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.”
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có ý nghĩa cho việc xác định thiệt hai vật chất do tội phạm gây ra.
d) Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Là lời trình bày của người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến các quyết định của
Họ là những người không trực tiếp liên quan đến việc phạm tội, nhưng có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, nên phạm vi trình bày của họ chỉ hạn chế về các tình tiết liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của họ.
e) Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ
Người bị bắt, bị tạm giữ là người bị nghi thực hiện tội phạm, chứ chưa chính thức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 95 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.”
f) Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm
Theo Điều 96 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ tố giác, báo tin về tội phạm.”
g) Lời khai của người chứng kiến
Theo Điều 97 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.”
h) Lời khai của bị can, bị cáo
Theo Điều 98 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
– Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
– Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
– Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
2.3. Dữ liệu điện tử:
– Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
– Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
– Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
2.4. Kết luận giám định, định giá tài sản:
Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu. Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
2.5. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án:
Theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
2.6. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác:
Theo Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án
2.7. Các tài liệu, đồ vật khác:
Theo Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.