Hiện nay, rất nhiều người Việt lựa chọn ra nước ngoài làm việc, sinh sống, học tập. Vậy nếu chẳng may phạm tội ở nước ngoài dân đến việc bị tạm giam giữ ở nước ngoài thì Người Việt Nam cần phải làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Người Việt Nam bị giam giữ ở nước ngoài cần phải làm gì?
- 2 2. Điều kiện để công dân Việt Nam được bảo hộ, giúp đỡ từ cơ quan đại diện như sau:
- 3 3. Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, xử lý thế nào?
- 4 4. Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có bị coi là đã có án tích hay không?
- 5 5. Thủ tục xóa án tích được thực hiện như thế nào?
1. Người Việt Nam bị giam giữ ở nước ngoài cần phải làm gì?
Em chào Luật sư!
Bạn em hiện đang làm việc ở Đài Loan được 4 năm. Hiện bạn em đang bị Cảnh sát Đài Loan bắt và giam giữ. Không biết gia đình em cần làm gì để bảo vệ bạn được ạ? Rất mong được giải đáp từ Luật sư ạ!
Chào bạn, Luật sư chúng tôi có câu trả lời cho câu hỏi của bạn như sau:
Hiện tại, với việc bị cảnh sát ở Đài Loan bắt giữ, bạn có thể liên hệ nhờ sự giúp đỡ từ cơ quan đại diện. Theo đó, phía cơ quan đại diện có thể thực hiện các thủ tục như:
– Cấp lại hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp giấy thông hành để về nước; Trong trường hợp bị bắt, bị tạm giam giữ hoặc bị tù nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan đại diện tiến hành thăm lãnh sự.
– Tiến hành thăm hỏi công dân ốm đau đột suất phải cấp cứu tại bệnh viện và thông báo cho người thân, gia đình, của người bệnh biết ngoài ra cơ quan đại diện còn giúp cung cấp danh sách và địa chỉ bệnh viện, luật sư;
– Trong nước nếu bị bắt giữ, cơ quan đại diện giúp thuê luật sư với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí ngoài ra giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè về trường hợp bị bắt, giữ.
– Cơ quan đại diện thực hiện can thiệp khi công dân Việt Nam bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo chẳng hạn như bị đánh đập, tra tấn, ốm đau không được khám bệnh, chữa bệnh;
– Giúp kiếm tìm những thông tin của công dân bị mất; hoặc thông báo cho gia đình, bạn bè, người thân trong trường hợp công dân bị chết; giúp công dân bị ốm hồi hương, công dân bị tai nạn hoặc đưa thi hài người chết vì nước với chi phí của gia đình và người thân, bạn bè người đó.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì có những việc mà Cơ quan đại diện không có thẩm quyền để làm:
– Trả tiền khách sạn cho công dân, tiền phạt hoặc viện phí; Trả tiền cho công dân mất tiền bạc tiếp tục hành trình; Ứng tiền đặt cọc hoặc lệ phí thuê luật sư; Cấp đổi giấy phép lái xe;
– Không được quyền cử viên chức lãnh sự ra sân bay cấp hộ chiếu; Không thực hiện việc tiến hành điều tra tội phạm; Can thiệp vào tiến trình tư pháp của công dân hoặc yêu cầu nhà chức trách sở tại thả công dân bị bắt;
– Không được thay thế hành động của luật sư, các đại lý du lịch, bảo hiểm y tế hoặc ngân hàng; Không được trả chi phí cho các hoạt động tìm kiếm, kiểu nát tiến hành bởi cơ quan dịch vụ nước sở tại; Trả chi phí cho việc hồi hương thi hài.
2. Điều kiện để công dân Việt Nam được bảo hộ, giúp đỡ từ cơ quan đại diện như sau:
– Phải là công dân Việt Nam và có hộ chiếu Việt Nam, trường hợp người có hai quốc tịch thì khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi để mua tại nước thứ ba mà ở nước đó bạn không phải là công dân thì Cơ quan Đại diện Việt Nam cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở kỳ cách nhân đạo;
– Công dân đang hưởng quy chế tị nạn ở nước ngoài mặc dù không thuộc đối tượng được bảo hộ và giúp đỡ vì chính bản thân họ đã từ chối nhận sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước mà người đó mang.
Như vậy, từ những phân tích trên, đối với trường hợp bạn cuat bạn thì bạn có thể nhờ phía cơ quan đại diện giúp đỡ thuê luật sư và trả chi phí cho luật sư đó.
3. Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc xử lý người phạm tội ở nước ngoài như sau:
– Đối với công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam nếu có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm, thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
– Theo quy định như trên, việc người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài xác định vi phạm một trong các tội quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thì có thể bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
– Xuất phát việc quy định đối với mỗi quốc gia và việc thực hiện chủ quyền quốc gia, thì các hoạt động tố tụng hình sự của một quốc gia chỉ có thể được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Do đó, để xử lý tội phạm ở nước ngoài cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước với nhau.
– Trường hợp khi hai nước kýt Hiệp định tương trợ tư pháp, nước này có quyền tiến hành dẫn độ công dân của nước kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự theo quy định hiện nay.
– Tuy nhiên, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải đảm bảo phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Đồng thời, phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định trong hiệp định.
– Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký một số Hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Nga,,,
– Với những trường hợp không có Hiệp định hỗ trợ tư pháp trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra… Việc tiến hành xử lý tội phạm sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia theo nguyên tắc có đi có lại và tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu trường hợp nước bạn không hợp tác để dẫn độ người phạm tội thì công dân đó có thể bị xử lý theo pháp luật nước sở tại.
– Khi đó, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.
4. Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có bị coi là đã có án tích hay không?
Chào luật sư! Tôi có một người quen hiện đã chấp hành xong bản án ở nước ngoài và quyết định về Việt Nam để sinh sống. Như vậy, Người quen của tôi có được xem là người có án tích tại Việt Nam không? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.
Chào bạn! Luật sư giải đáp về trường hợp của người thân bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 5 tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:
– Đối với công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam hoặc Toà án nước ngoài mà khi trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án thì được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
– Đối với người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, từ những quy định trên thì người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài chỉ được coi là có án tích khi giữa Việt Nam và nước đó có tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, hoặc thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Nếu trường hợp giữa hai nước không có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong lĩnh vực này thì trong lý lịch tư pháp của người đó tại Việt Nam vẫn được coi là không có án tích theo quy định hiện nay.
5. Thủ tục xóa án tích được thực hiện như thế nào?
Thủ tục xóa án tích được quy định tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với người yêu cầu xóa án thích là không có án tích trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự 2015 .
– Đối với trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự 2015 thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải gửi đơn lên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
– Sau khi nhận được đơn xóa án tích trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp xem xét. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu từ Tòa án chuyển đến, thì Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xóa án tích và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
– Nếu xét thấy công dân đó đủ điều kiện xóa án tích thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; nếu công dân chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, thì Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 2015;
– Luật Lý lịch tư pháp 2009.