Các quy định về bảo vệ người tố cáo? Quy định về đối tượng, phạm vi bảo vệ? Lý do cần quy định bảo vệ người tố cáo? Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ?
Tố cáo được biết đến là lĩnh vực phức tạp. Tố cáo cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Các quy định về bảo vệ người tố cáo:
Ta nhận thấy, trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể trên thực tế thì cũng sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn). Nên quy định công dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta – cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Việc bảo vệ người tố cáo là thật sự cần thiết trong thực tiễn. Thực tế chứng minh nhiều trường hợp các chủ thể người tố cáo bị đe dọa, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của mình cũng như người thân. Điều này dẫn đến người dân không tố cáo các hành vi vi phạm do sợ bị trả thù.
Để nhằm mục đích có thể giúp cho người tố cáo được an toàn, xóa đi tâm lý không dám tố cáo,
Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Tố cáo 2018 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho chủ thể là người tố cáo. Các hành vi đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo là những hành vi bị cấm và người thực hiện những hành vi này là vi phạm pháp luật (khoản 8 Điều 8 Luật Tố cáo 2018).
2. Quy định về đối tượng, phạm vi bảo vệ:
Theo Khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo 2018 quy định nội dung sau: “Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tổ cáo (gọi chung là người được bảo vệ)”.
Căn cứ vào quy định này, đối tượng được bảo vệ bao gồm người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Như vậy, ta nhận thấy rằng, hiện nay, pháp luật không chỉ bảo vệ người tố cáo mà còn bảo vệ cả những người thân thích của họ. Trên thực tế, không chỉ có bản thân người tố cáo bị đe dọa tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà người thân thích của những người tố cáo cũng bị đe dọa nhằm gây áp lực cho bản thân người tố cáo. Quy định này nhằm hạn chế đến mức tối đa các yếu tố tác động đến tâm lý của người tố cáo, khiến họ không dám thực hiện việc tố cáo.
Phạm vi bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm bảo vệ bí mật thông tin của chủ thể là người tố cáo (trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ); bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ. Chủ thể là người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo.
Trước hết, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần bảo vệ các quyền nhân thân của người tố cáo. Đó cũng chính là các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người. Chúng ta biết đến đây chính là những quyền tự nhiên của con người, các quyền này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của những người được bảo vệ là một trong những hình thức quan trọng, cần được đẩy mạnh. Bởi đây là những thứ quan trọng nhất đối với con người.
Thực tế cho thấy, việc đe dọa xâm hại, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo thường xuyên diễn ra với các hình thức như đánh đập, gửi thư, tin nhắn đe dọa, tung tin đồn không đúng sự thật về hành vi tổ cáo”… Từ những hạn chế thực tế như vậy, kế thừa những quy định của Luật Tố cáo 2011 và các văn bản liên quan, Luật Tố cáo 2018 ra đời đã quy định về việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
3. Lý do cần quy định bảo vệ người tố cáo:
Bảo vệ người tố cáo trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể là người tố cáo. Thực tế cho thấy, việc tố cáo xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhưng có những người tố cáo không am hiểu pháp luật dẫn đến vấn đề tố cáo không được quan tâm, bản thân gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí bị đe dọa, trù dập; có những trường hợp phát hiện ra tiêu cực, có những vấn đề liên quan trực tiếp quyền lợi của bản thân nhưng không dám tố cáo. Cũng chính bởi vì thế, ta nhận thấy, để chủ thể là người tố cáo không bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp khi thực hiện quyền tố cáo, cần có các biện pháp để bảo vệ họ.
Việc bảo vệ người tố cáo nhằm mục đích có thể bảo vệ, khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của Nhà nước, là sự thể hiện cụ thể và sinh động bản chất của Nhà nước ta của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Quy định bảo vệ người tố cáo trong Luật Tố cáo 2018 có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của chủ thể là người được bảo vệ, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra đối với người tố cáo và người thân của họ. Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể về bảo vệ người tố cáo cũng giúp cơ quan nhà nước giải quyết nhiều vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý.
4. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ:
Chủ thể là người được bảo vệ có các quyền sau đây:
– Chủ thể là người được bảo vệ có quyền được biết về các biện pháp bảo vệ;
– Chủ thể là người được bảo vệ có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Chủ thể là người được bảo vệ có quyền đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Chủ thể là người được bảo vệ có quyền từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Chủ thể là người được bảo vệ có quyền được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.
Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:
– Người được bảo vệ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Người được bảo vệ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;
– Người được bảo vệ có nghĩa vụ