Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy người tố cáo được khen thưởng trong những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tố cáo? Khi nào công dân thực hiện việc tố cáo trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 2
Như vậy, tố cáo là một trong những quyền của công nhân. Công dân có quyền tham gia giám sát, quản lý hoạt động của cơ quan Nhà nước. Thực tế, trong quá trình vận hành và hoạt động, bộ máy quản lý Nhà nước sẽ luôn chứa đựng những khuyết điểm. Đặc biệt là công tác quản lý bộ máy hành chính Nhà nước tại địa phương.
Đứng trước những khuyết điểm, sai phạm trong công tác hoạt động của cơ quan chức năng có thẩm quyền, của cá nhân, công dân hoàn toàn có quyền tố cáo. Tức mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Công dân có thể thực hiện tố cáo trong các trường hợp sau đây:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Ý nghĩa của hoạt động tố cáo:
Tố cáo có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
– Nó là quyền của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình và mọi người xung quanh. Trong thực tiễn cuộc sống không tránh khỏi những lúc con người ta bị ảnh hưởng về quyền, lợi ích bởi các cá nhân, tổ chức. Đứng trước những hành vi xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của mình, công dân hoàn toàn có quyền tố cáo. Khi nhận được đơn tố cáo của người dân, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc điều tra, đưa ra những biện pháp xử lý sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
– Hoạt động tố cáo của người dân giúp Nhà nước phát hiện những hành vi sai phạm. Từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời, giúp công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền diễn ra một cách khách quan, toàn diện. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của kinh tế xã hội Việt Nam.
3. Người tố cáo được khen thưởng trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 76/2012/NĐ- CP, người tố cáo được khen thưởng trong những trường hợp cụ thể sau đây:
– Người tố cáo không sợ hy sinh về tính mạng, lợi ích vật chất, tinh thần của mình và người thân đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên;
– Người tố cáo hy sinh tính mạng của mình hoặc bị thương tích, bị tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
– Người tố cáo đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiều Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;
– Do tố cáo, người tố cáo đã bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61%.
– Người tố cáo đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên.
– Người tố cáo bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Có thể thấy, theo quy định của Nhà nước, người tố cáo được Nhà nước khen thưởng phải thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Những trường hợp này thể hiện rõ việc tố cáo của công dân thuộc diễn xuất sắc, dũng cảm, đem đến những tác động lớn lao, tích cực trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xử lý tội phạm. Khi thuộc một trong những trường hợp đó, người tố cáo sẽ được Nhà nước công nhận, đề nghị khen thưởng. Sự khen thưởng này xuất phát từ tính chất của hành vi tố cáo, cách thực thực hiện tố cáo của cá nhân. Đồng thời, việc Nhà nước đưa ra
4. Hồ sơ, thủ tục khen thưởng người tố cáo:
Người tố cáo có đóng góp quan trọng trong việc tố cáo tội phạm, hành vi phạm tội, sẽ được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, đưa ra đề nghị khen thưởng. Việc đề nghị khen thưởng người tố cáo được diễn ra như sau:
+ Thứ nhất, sau khi kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo
+ Thứ hai, người có thành tích trong việc tố cáo có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tố cáo xem xét, quyết định việc khen thưởng đối với mình. Trong trường hợp người có thành tích trong việc tố cáo đã chết thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện hợp pháp của người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khen thưởng đối với người đó.
– Hồ sơ đề nghị khen thưởng cần đảm bảo đầy đủ các mặt giấy tờ sau đây: Tờ trình đề nghị của người giải quyết tố cáo; Báo cáo tóm tắt thành tích của người tố cáo hoặc cơ quan trình khen thưởng ghi rõ hành động, thành tích đề nghị khen thưởng; Đề nghị khen thưởng của người tố cáo
– Thủ tục thực hiện khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được diễn ra thủ tục đơn giản, thuận tiện, dễ dàng. Tức ngay sau khi người tố cáo lập được thành tích xuất sắc, người có thẩm quyền đề nghị khen thưởng.
Có thể thấy, thủ tục để cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện khen thưởng người tố cáo mà Nhà nước đưa ra tương đối đơn giản và dễ dàng. Điều này thể hiện sự ưu ái mà Nhà nước đưa ra đối với các chủ thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động tố cáo. Quy định này của Nhà nước còn mang tính chất khuyến khích các cá nhân, tổ chức dũng cảm lên tiếng tố cáo để giúp Nhà nước phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
5. Ý nghĩa của việc khen thưởng đối với người tố cáo:
Việc Nhà nước đưa ra quyết định khen thưởng đối với người tố cáo trong những trường hợp đặc biệt có ý nghĩa như sau:
– Thứ nhất, nó giúp người dân có ý thức hơn về quyền tố cáo của mình. Từ đó, tự tin, dũng cảm trong việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra những quy định về việc người tố cáo được bảo vệ khi thực hiện tố cáo. Điều này được xem là một trong những tác động quan trọng, giúp công dân điều chỉnh hoạt động của mình, sẵn sàng tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.
– Thứ hai, quyết định khen thưởng người tố cáo mà Nhà nước đưa ra là một trong những tấm gương để công dân khác nhìn vào. Họ sẽ ý thức được trách nhiệm, quyền của mình về việc tố cáo. Từ đó, luôn trong tư thế sẵn sàng tố cáo khi đối diện với những hành vi sai phạm xảy ra trong thực tế.
– Thứ ba, nó giúp công tác quản lý trật tự xã hội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hiện nay, dù Nhà nước đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước đến đâu, nhưng cũng không thể tránh khỏi những khuyết điểm, sai phạm có thể xảy ra. Những sai phạm đó tồn tại trong thực tiễn xã hội, nơi mà người dân gần nó có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất. Do đó, khi thực hiện tuyên dương khen thưởng người tố cáo, Nhà nước sẽ khuyến khích quyền tố cáo trong công dân được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Lúc này, sai phạm được phát hiện, công tác quản lý xã hội của cơ quan Nhà nước sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
- Luật Tố cáo năm 2018
- Nghị định số 76/2012/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo