Trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý và bị từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý và bị từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý và bị từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý, có thể là cộng tác viên; luật sư; tư vấn viên pháp luật làm việc trong các tổ chức tư vấn pháp luật. Những người này có trách nhiệm thực hiện việc trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho người được trợ giúp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rang những người này có thể không khách quan trong quá trình thực hiện.
Luật Trợ giúp pháp lý 2006 quy định về các trường hợp từ chố hoặc không được tiếp tục trợ giúp pháp lý:
+ Thứ nhất, đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là một bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp hòa giải, giải đáp pháp luật. Việc người trợ giúp pháp lý cùng tham gia trợ giúp cho hai bên có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong cùng một vụ việc sẽ gây ảnh hưởng đến tính khách quan cho một trong hai bên; người trợ giúp pháp lý không thể bảo đảm được tính công bằng, từ đó, trợ giúp ở mức tối đa cho các bên, đặc biệt là trong hoạt động tư vấn hoặc tố tụng
+ Thứ hai: Có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có người thân thích liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;
Mối quan hệ thân thích trong trường hợp này có thể là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh/chị/em ruột, nuôi, vợ, chồng,… những người này có quan hệ tình cảm nhất định thông qua mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân,… với người trợ giúp pháp lý, điều này vô hình chung tạo ra sự thiếu công bằng trong việc giải quyết, trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Hoặc bản thân người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ liên quan trong chính vụ việc trợ giúp đó, thì điều này sẽ tự nhiên tạo ra xu hướng nghiêng quyền lợi về phía bên của mình hơn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Thứ ba: Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã từng là người giải quyết vụ việc đó; Đây là những người đã tham gia vào việc giải quyết vụ việc được trợ giúp pháp lý thông qua các hoạt động khác nhau, nên bản thân người trợ giúp đã có những ý kiến, nhận định riêng về vụ việc đó, điều này sẽ dẫn đến việc đưa ra sự trợ gíup khách quan khi thực hiện trợ giúp pháp lý.
+ Thứ tư: Có căn cứ khác cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý. Căn cứ này được thể hiện thông qua nhiều các khác nhau, ví dụ như thông qua mối quan hệ kinh tế, thân thích, công việc,…sẽ dẫn đến việc người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể khách quan trong việc thực hiện trợ giúp, nếu thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp không được bảo đảm tốt nhất.
– Trong trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định trên, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến người thực hiện trợ giúp pháp lý khác để được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý.