Có rất nhiều vướng mắc liên quan đến việc người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ phải đóng thuế TNCN hay không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các đối tượng phải đóng thuế TNCN:
– Theo quy định tại Điều 2
+ Thứ nhất, phạm vi xác định thu nhập thuế đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
+ Thứ hai, phạm vi xác định thu nhập thuế đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Cá nhân đó phải có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Cụ thể, cá nhân có mặt tại Việt Nam theo là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Cá nhân đó phải có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
+ Cá nhân đó phải có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Trong trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
– Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân là:
+ Khoản thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp; Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác; Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác; Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức; Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức.
+ Khoản thu nhập có được từ đầu tư vốn: Tiền lãi cho vay; Lợi tức cổ phần; Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.
+ Khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
+ Khoản thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.
+ Thu nhập từ bản quyền.
+ Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của
+ Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
+ Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Như vậy, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định rất cụ thể và rõ ràng về vấn đề đóng thuế thu nhập cá nhân, bao gồm các đối tượng phải đóng thuế, các khoản thu nhập phải đóng thuế. Các quy định này mà Nhà nước đưa ra giúp hoạt động thuế của Nhà nước ta diễn ra một cách toàn diện, ổn định và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, thông qua các quy định về thuế thu nhập cá nhân này, người dân sẽ thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế xã hội.
2. Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nhân thọ:
Bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng giữa chủ hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một khoản tiền, khi cái chết của một người được bảo hiểm xảy ra.
Hiện nay, bảo hiểm nhân thọ là khái niệm tương đối quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sống của con người ngày càng cao, người dân luôn muốn hướng tới việc tìm kiếm những nguồn bảo hiểm bảo đảm cho quyền lợi sống của mình. Dựa vào nhu cầu, mong muốn đó của người dân, các công ty bảo hiểm ra đời ngày càng nhiều.
Bảo hiểm nhân thọ thực chất là một gói bảo hiểm mang tính chất bảo đảm cho lợi ích tài chính của người dân trước những rủi ro, mất mát không mong muốn xảy ra.
Bảo hiểm nhân thọ gồm các loại hình cơ bản sau đây:
_ Bảo hiểm sinh kỳ: Đây là loại bảo hiểm được sử dụng cho trường hợp doanh nghiệp, công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm tử kỳ: Với loại hình bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Đây là bảo hiểm được sử dụng với mục đích để doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
– Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
3. Người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ phải đóng thuế TNCN không?
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2017, thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, đối với người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ sẽ không phải đóng thuế TNCN.
Quy định về việc người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ không phải đóng thuế TNCN có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu thuế, cũng như đáp ứng tính thực tế trong mong muốn thực tiễn của người dân.
– Số lượng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ tại nước ta ngày càng nhiều. Mục đích lớn nhất của họ khi tham gia các gói bảo hiểm nhân thọ là tìm kiếm cho bản thân và gia đình một nguồn đảm bảo về tài chính cho sức khỏe, mạng sống của họ trước những rủi ro có thể xảy ra trong thực tiễn đời sống.
– Mục đích mua bảo hiểm nhân thọ là bảo đảm về tài chính trước những rủi ro xảy ra. Một câu hỏi được đặt ra, nếu người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì giá trị căn nguyên của gói bảo hiểm này sẽ không được đảm bảo một cách toàn diện nhất.
– Thuế TNCN là khoản thuế mà Nhà nước đưa ra buộc người dân phải đóng trước những khoản tài chính mà họ thu lợi được từ lao động, hoạt động kinh doanh nhằm tạo nên sự ổn định của nguồn nhân sách quốc gia, tính ổn định và bình đẳng đối với tất thảy người dân. Do đó, Nhà nước luôn cần tạo ra sự điều chỉnh cân bằng và khách quan nhất. Có những khoản tài chính, người dân bắt buộc phải đóng thuế, có những khoản tài chính khác, người dân sẽ được miễn.
– Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân mang tính nhân đạo cao. Khi mà các khoản thu nhập này có được từ sự bảo đảm về sức khỏe và tính mạng của người dân.
Văn bản pháp lý được sử dụng trong bài viết:
Thuế thu nhập cá nhân 2017
Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân