Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự, mới đây đã có những quy định bổ sung về người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Khái niệm "người thân thích" và việc xác nhận quan hệ thân thích đã được nhắc đến ở những lĩnh vực luật pháp khác.
Mục lục bài viết
1. Người thân thích là gì?
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “người thân thích” ở mỗi lĩnh vực lại có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ như:
Tại
Tại
Tại Luật công chứng 2014, Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, đó là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
Tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
Tại Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo, đó là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột.
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, tại Điểm e Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự nưm 2015 có giải thích: “Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.”
Vì vậy, tùy trường hợp mà xem xét mối quan hệ thân thích khác nhau để áp dụng vào thực tiễn.
2. Quy định về người thân thích theo Bộ luật Tố tụng hình sự:
Như đã trình bày ở phần khái niệm, người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bao gồm:
– Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;
– Cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Như vậy, có thể thấy có tổng cộng 27 diện người được coi là người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và trong những trường hợp cụ thể, nếu có quan hệ thân thích với một trong số người trên thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải từ chối hoặc bị đề nghị thay đổi khi tiến hành hoặc tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.
2.1. Quy định về chứng minh quan hệ thân thích:
Có một vấn đề phát sinh khi tiến hành áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, đó là việc chứng minh mối quan hệ thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của cơ quan nào; Thời điểm chứng minh từ bao giờ; Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận mối quan hệ thân thích; Nếu hoạt động tố tụng có vi phạm thì giải quyết ra sao…
Mặt khác, Điều 85
“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”
Như vậy, theo quan điểm riêng của người viết, pháp luật nên bổ sung quy định về chứng minh về quan hệ thân thích trong vụ án hình sự để quá trình xét xử cũng như quyết định của Tòa án được chính xác, toàn diện hơn.
2.2. Quy định về các trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi có liên quan đến khái niệm người thân thích:
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Điều 49 như sau:
“Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Cụ thể hơn,
– Đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc bị can, bị cáo. Ngoài ra, Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc trường hợp họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau tại Điểm b Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
– Đối với người chứng kiến, hững người là người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì không được làm người chứng kiến tại Điểm a Khoản 2 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Đối với người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng nếu là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo tại Điểm a Khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Đối với người định giá tài sản, người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc trong trường hợp là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo tại Điểm a Khoản 5 Điều 69 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Đối với người phiên dịch, người dịch thuật, học có quyền đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa tại Điểm b Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đồng thời, người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo tại Điểm a Khoản 4 Luật này.
– Đối với người bào chữa, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định người thân thích của người đã và đang tiến hành tố tụng đối với vụ án đó cũng không được bào chữa tại Điểm a Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chi tiết hơn về lựa chọn, chỉ định người bào chữa, thay đổi hoặc từ chối người bào chữa, thủ tục bào chữa được quy định từ Điều 75 đến Điều 78 Luật này.
3. Quy định về việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam:
– Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
– Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Nhìn chung, nghiên cứu các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ta có thể thấy một trong những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự là bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, theo đó, với các quy định như trên, rõ ràng, nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thuộc các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi nhưng vẫn tiến hành hoặc tham gia tố tụng đối với vụ việc, vụ án là không đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ; các hoạt động tố tụng mà họ đã tiến hành hoặc tham gia có thể được đánh giá là không vô tư, khách quan dẫn đến việc giải quyết vụ án có thể sẽ thiếu chính xác.
Do đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả quy định trên, các ngành tư pháp Trung ương cần sớm có hướng dẫn để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện việc bắt buộc phải thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến đặc điểm nhân thân của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mỗi khi được phân công tiến hành tố tụng hoặc tham gia vào các quan hệ tố tụng hình sự trong một vụ việc, vụ án hình sự cụ thể.
Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện nghiêm túc việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, nhất là những người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự và đại diện của họ để họ thực hiện đầy đủ quyền của mình, nhằm giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.