Trong quá trình đấu thầu, việc thẩm định hồ sơ thầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu. Vậy, người thẩm định hồ sơ thầu có cần chứng chỉ đấu thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. Người thẩm định hồ sơ thầu cần chứng chỉ đấu thầu không?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu như sau: Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm:
- Cá nhân tham gia vào tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu, theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu và Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2024, quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu.
- Cá nhân tham gia vào tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án đầu tư kinh doanh, theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2024, quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc các trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực.
- Cá nhân tham gia vào tổ chuyên gia trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2021, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì các đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm:
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 và quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP
- Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định 35/2021/NĐ-CP
Trừ trường hợp:
- Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm
tư vấn đấu thầu ) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. - Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Như vậy, cá nhân tham gia tổ thẩm định trong đấu thầu theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu trừ trường hợp cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) thì không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
2. Đăng ký thi chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu:
Theo Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, quy định về đăng ký thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cụ thể hóa như sau:
- Cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cần gửi hồ sơ đăng ký thi thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hồ sơ này phải được nộp đến đơn vị tổ chức thi và các đơn vị này sẽ được công khai danh sách thi trên Hệ thống theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT.
- Khi cá nhân đã đăng ký thi thành công và nộp đầy đủ chi phí dự thi theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, cá nhân đó sẽ được đưa vào danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.
- Hồ sơ đăng ký thi và cấp chứng chỉ bao gồm:
+ Đơn đăng ký thi theo Mẫu số 03 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT;
+ Một ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, kích thước 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự. Ảnh này cần được đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (theo mẫu số 04 Phụ lục 03 được ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT;
+ Một ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, kích thước 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự. Ảnh này cần được đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống.
+ Bản gốc chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng hoặc ghi sai thông tin. Trường hợp bị mất chứng chỉ, cần có cam kết của người đề nghị cấp lại, kèm theo tệp tin ảnh màu chụp từ bản chính chứng chỉ hoặc bản cam kết đính kèm lên hồ sơ đề nghị cấp lại trên Hệ thống.
- Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn hiệu lực chứng chỉ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (theo mẫu số 05 Phụ lục 03 được ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT;
+ Một ảnh màu mới chụp không quá 06 tháng, kích thước 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự. Ảnh này cần được đính kèm tệp tin lên hồ sơ đề nghị gia hạn trên Hệ thống.
Như vậy, các cá nhân cần thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu phải thực hiện việc đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và tuân thủ các quy định hồ sơ, thủ tục theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT.
3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
- Đối với nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức:
+ Nhà thầu, nhà đầu tư trong nước phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đăng ký thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam. Nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài.
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật Đấu thầu.
+ Phải có hạch toán tài chính độc lập.
+ Phải có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
+ Không đang trong quá trình giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và không mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản.
+ Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ khi nhà thầu trong nước không đủ năng lực.
+ Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu.
+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Phải có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn.
- Đối với nhà thầu là hộ kinh doanh:
+ Phải có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
+ Không trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và chủ hộ kinh doanh không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và h khoản 1 Điều này.
- Đối với nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân.
+ Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp nếu pháp luật có quy định.
+ Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều này.
- Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo các quy định trên được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Luật Đấu thầu năm 2023;
- Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
- Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
THAM KHẢO THÊM: