Người tâm thần xúc phạm người khác có phạm tội không? Các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người tâm thần xúc phạm người khác có phạm tội không? Các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đinh tôi có một người con bị tâm thần phân liệt (theo điều tra từ năm 2003). Thời gian gần đây nó rất bình thường, sức khỏe rất tốt nhưng lại hay lăng mạ, sỉ nhục tôi. Xin hỏi điều này có cấu thành tội với người có tiền sử bệnh như vậy?(theo nhận định của người thân trong gia đình và hàng xóm con tôi hoàn toàn bình thương từ sức khỏe đến vấn đề thần kinh)?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Điều 13 Bộ luật hình sự có quy định:
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo như bạn trình bày, con của bạn bị tâm thần phân liệt (kết quả khám từ năm 2003), hiện nay, sức khỏe tốt và rất bình thường và lại có hành vi lăng mạ, sỉ nhục bạn. Do vậy, đối với thắc mắc của bạn, sẽ sảy ra hai trường hợp sau:
+ Nếu con bạn có hành vi lăng mạ, sỉ nhục bạn mà đang mắc bệnh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng sẽ phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bênh.
+ Nếu con bạn có hành vi lăng mạ, sỉ nhục bạn khi hoàn toàn tỉnh táo, bình thường, tuy nhiên sau đó lại tái phát bệnh trước khi kết án thì sẽ phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh con bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.