Người tâm thần kết hôn có bị huỷ không? Thủ tục huỷ việc kết hôn trái pháp luật? Người bị tâm thần có được phép đăng ký kết hôn không? Người mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn không?
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo đúng quy định của pháp luật. Vậy người tâm thần có được đăng ký kết hôn? Và luật có cấm người tâm thần đăng ký kết hôn không?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện tiến hành đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 8
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên: Độ tuổi này được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới và rất phù hợp với thực tế vì ở độ tuổi như vậy, cả nám và nữ đều đã là người đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự lao động để nuôi bản thân cũng như có đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân.
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Việc kết hôn cũng được coi như một giao dịch dân sự vậy, các bên tham gia vào quan hệ vọ chồng phải tự mình tham gia, tự mình thỏa thuận và tự nguyện, không được lừa dối, cưỡng ép kêt hôn.
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự: nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm kết hôn, nam nữ tham gia đăng ký kết hôn phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Điều kiện này đi kèm với điều kiện về ý trí, khi các bên tham gia đăng ký kết hôn mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia, không thể tự mình quyết định việc đăng ký kết hôn.
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” – Điều 19 Bộ luật dân sự 2015
Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân.
Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhân không giống nhau. Những cá nhân khác nhau có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của chính họ.
Căn cứ vào khả năng của cá nhân về nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tuy nhiên khó có tiêu chí để xác định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là tiêu chí chung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi của cá nhân.
Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự
Mất năng lực hành vi dân sự
Khái niệm “mất” thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng, một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi cá nhân đến tuổi thành niên.
Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định.
Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ luật dân sự 2015).
Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diện của họ xác lập, thực hiện
Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do đó, họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Tuy nhiên, giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó sẽ bị vướng mắc về tố tụng. Theo quy định khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lực hành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu toà án mà phải thông qua hành vi của người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, vì vậy, BLTTDS cần giải quyết vướng mắc này.
Theo quy định tại Điều 22
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Nếu sau đó không còn các căn cứ nêu trên và có kết luận giám định pháp lí tâm thần là họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi một cách bình thường thì tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Do đó, trong trường hợp người bị tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, căn cứ vào quy định trên, một người tâm thần chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi người đó có kết luận giám định pháp y tâm thần và Tòa án đã ra quyết dịnh công nhận người đó mất năng lực hành vi dân sự. Nếu không còn những căn cứ để tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ theo yêu cầu của chính người đó, của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Người mắc bệnh tâm thần có được đăng ký kết hôn không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, nếu người nào bị mất năng lực hành vi dân sự thì thuộc đối tượng không được phép kết hôn. Tuy nhiên, để xác định một người bị tâm thần có bị mất năng lực hành vi dân sự không thì phải có căn cứ là quyết định của Tòa án. Do đó, nếu một người có bị mắc bệnh tâm thần nhưng chưa được giám định tâm thần, chưa có quyết định công nhận mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Đội ngũ chuyên viên công ty LUẬT DƯƠNG GIA chúng tôi về nội dung “Người tâm thần có được kết hôn? Luật cấm người tâm thần kết hôn?” nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về lĩnh vực hôn nhân và gia đình mong quý khách hàng có thể liên hệ lại theo số hotline 1900.6568 để được giải đáp