Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc vào một trong nhóm của các tội pháp luật quy định có hình phạt tử hình. Vậy người phạm tội giết người khi nào thì sẽ bị xử tử hình?
Mục lục bài viết
1. Người phạm tội giết người khi nào thì sẽ bị xử tử hình?
1.1. Quy định về hình phạt tử hình:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do chính Tòa án ra quyết định áp dụng đối với người hoặc với pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc nhằm hạn chế về các quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Các hình phạt chính đối với người phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm có:
– Cảnh cáo: được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều những tình tiết giảm nhẹ, nhưng mà chưa đến mức miễn hình phạt.
– Phạt tiền: được áp dụng là hình phạt chính đối với những trường hợp sau đây:
+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự đã quy định;
+ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự đã quy định.
– Cải tạo không giam giữ: được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, đối với những phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự đã quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc là đang có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
– Trục xuất: là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hình phạt trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
– Tù có thời hạn: là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
– Tù chung thân: là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng mà chưa đến mức là bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người mà đang dưới 18 tuổi phạm tội.
– Tử hình: là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc vào một trong nhóm của các tội xâm phạm về an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, về tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Có thể thấy rằng hình phạt tử hình là một trong những hình phạt chính đối với người phạm tội, đây là hình phạt có tính nghiêm khắc nhất trong tất cả các hình phạt, chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc vào một trong nhóm của các tội xâm phạm về an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, về tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
1.2. Khi nào người phạm tội giết người sẽ bị xử tử hình?
Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giết người như sau:
– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết từ 02 người trở lên;
+ Giết người mà dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà đang biết là có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc là vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người mà nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc là che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Coa thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách là lợi dụng nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp mà có khả năng làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc là giết người thuê;
+ Có mang tính chất côn đồ;
+ Có tính tổ chức;
+ Có tái phạm nguy hiểm;
+ Vì có động cơ đê hèn.
– Phạm tội không thuộc các trường hợp đã nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc phạt cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, có thể thấy rằng một trong các hình phạt của tội giết người đó chính là tử hình. Người phạm tội giết người sẽ bị xử tử hình khi giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Giết từ 02 người trở lên;
– Giết người mà dưới 16 tuổi;
– Giết phụ nữ mà đang biết là có thai;
– Giết người đang thi hành công vụ hoặc là vì lý do công vụ của nạn nhân;
– Giết ông, bà, cha, mẹ, người mà nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Để thực hiện hoặc là che giấu tội phạm khác;
– Để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân;
– Coa thực hiện tội phạm một cách man rợ;
– Bằng cách là lợi dụng nghề nghiệp;
– Bằng phương pháp mà có khả năng làm chết nhiều người;
– Thuê giết người hoặc là giết người thuê;
– Có mang tính chất côn đồ;
– Có tính tổ chức;
– Có tái phạm nguy hiểm;
– Vì có động cơ đê hèn.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội giết người có bị tử hình không?
Pháp luật quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của tội giết người. Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chỉ trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự đã có quy định khác. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về vấn đề hình phạt thì người phạm tội giết người là người dưới 18 tuổi sẽ không phải chịu hình phạt tử hình như đối với người đủ 18 tuổi trở lên, bởi nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đó chính là:
– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích là để giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc thực hiện xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
– Không xử phạt tù chung thân hoặc là tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và cũng sẽ phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và những yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
– Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét như mà thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp đã được quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đã được quy định tại Mục 3 Chương về những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
– Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và những biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi đã phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và cả với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Sẽ không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì sẽ không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.