Trong thời gian gần đây thì hoạt động thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra: Các đối tượng là người nước ngoài có được đăng ký website thương mại điện tử hay không?
Mục lục bài viết
1. Người nước ngoài có được đăng ký website thương mại điện tử không?
1.1. Quy định về hoạt động website thương mại điện tử:
Hiện nay thì hoạt động đăng ký website thương mại điện tử đã không còn quá xa lạ trong đời sống của người dân, khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài ngày càng gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Hoạt động thương mại điện tử tồn tại dưới hình thức website thương mại điện tử bán hàng;
– Hoạt động thương mại điện tử tồn tại dưới hình thức website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Nhìn chung thì các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại hình cơ bản như: các sàn giao dịch thương mại điện tử, các website khuyến mại trực tuyến hoặc các website đấu giá trực tuyến, thậm chí là các loại website khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương quy định.
Cụ thể hơn, cần phải hiểu website thương mại điện tử bán hàng là gì? Theo như phân tích ở trên thì có thể hiểu website thương mại điện tử bán hàng là các loại website thương mại điện tử do các chủ thể là thương nhân và tổ chức, hoặc do các chủ thể là cá nhân tự thiết lập với mục đích phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại hoặc hoạt động bán hàng hóa của các chủ thể đó, thậm chí là các website thương mại điện tử bán hàng còn có thể cung ứng dịch vụ cho các chủ thể nêu trên. Như vậy thì website thương mại điện tử bán hàng là một loại trang Web do các chủ thể là doanh nghiệp tạo nên để phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật về thương mại. Để đi vào hoạt động thì các chủ thể cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây cho các website thương mại điện tử bán hàng của mình:
– Phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với hoạt động cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng;
– Các doanh nghiệp phải tiến hành thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định của pháp luật;
– Các chủ thể là doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa đối với các trường hợp có tiến hành hoạt động bán lẻ hàng hóa trực tiếp trên các website thương mại điện tử bán hàng theo đúng quy định.
1.2. Người nước ngoài có được đăng ký website thương mại điện tử không?
Để trả lời cho câu hỏi: người nước ngoài có được đăng ký website thương mại điện tử hay không? Thì cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về đối tượng có quyền đăng ký website thương mại điện tử. Theo khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, chủ thể có quyền đăng ký website thương mại điện tử bao gồm:
– Các chủ thể là thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
– Các chủ thể là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
– Các chủ thể là thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật, có một trong các hình thức hoạt động sau: website thương mại điện tử dưới tên miền Việt Nam; website thương mại điện tử có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt; website thương mại điện tử có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong 01 năm.
Như vậy thì có thể thấy, pháp luật hiện nay có quy định về các chủ thể là người nước ngoài được phép đăng ký website thương mại điện tử tại Việt Nam. Trong trường hợp các chủ thể là người nước ngoài muốn mở website thương mại điện tử tại Việt Nam nhưng mà không có nơi cư trú theo quy định nêu trên hoặc không có văn phòng và chi nhánh công ty trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải đáp ứng một trong ba điều kiện thiết lập website đối với các chủ thể là người nước ngoài theo như đã phân tích ở trên. Và nhìn chung thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép đăng ký cấp sai thương mại điện tử tại Việt Nam bao gồm các chủ thể là:
– Cá nhân nước ngoài cư trú thường xuyên và ổn định trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Hoặc các tổ chức nước ngoài, thương nhân mang quốc tịch nước ngoài có sự hiện diện trên lãnh thổ của Việt Nam thông qua quá trình hoạt động đầu tư và thành lập chi nhánh, thành lập các văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới hình thức tên miền Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử:
Nhìn chung thì theo quy định tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, các chủ thể được thiết lập website thương mại điện tử nếu đắp ứng được các điều kiện như sau:
– Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân theo đúng quy định của pháp luật;
– Đã tiến hành thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử theo quy định tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
Cụ thể dưới đây là thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử như sau:
Bước 1: Căn cứ theo quy định Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, thì các chủ thể là tổ chức và cá nhân sẽ cần phải tiến hành hoạt động thông báo trực tuyến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương về việc thiết lập các website thương mại điện tử bán hàng thông qua cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi các chủ thể này chính thức bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua website thương mại điện tử đó. Nhìn chung thì thông tin mà các chủ thể cần phải thông báo bao gồm:
– Tên miền của website thương mại điện tử;
– Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
– Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
– Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
– Các thông tin khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công Thương.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tiến hành phê duyệt và xem xét. Sau đó thì các chủ thể đến nhận kết quả từ Bộ Công thương thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký.
Bước 3: Sau khi đã được cấp tài khoản đăng nhập trên hệ thống thì các chủ thể sẽ tiến hành đăng nhập và chọn chức năng đăng ký Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định của pháp luật, Đồng thời các chủ thể này sẽ tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và kèm hồ sơ đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời hạn luật định đó là 07 ngày làm việc thì các chủ thể sẽ nhận được thông tin phản hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký.
Bước 4: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định của pháp luật.
3. Thành phần hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản giải trình về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định của Chính phủ;
–
– Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
– Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
– Bản sao của các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
– Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.