Người nộp thuế đất có được coi là chủ sở hữu đất không? Sổ đỏ đứng tên bố mẹ nhưng con là người nộp thuế đất thì ai là chủ sở hữu đối với đất?
Người nộp thuế đất có được coi là chủ sở hữu đất không? Sổ đỏ đứng tên bố mẹ nhưng con là người nộp thuế đất thì ai là chủ sở hữu đối với đất?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay tôi ở cùng ba mẹ, trên giấy tờ đất đứng tên ba mẹ, tôi có được đóng thuế phân nửa căn nhà đất của ba mẹ. Hiện giờ ba mẹ làm
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005;
– Bộ luật dân sự.
2. Luật sư tư vấn:
Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau về việc xác lập quyền sở hữu:
Điều 170. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc bạn đóng phân nửa tiền thuế cho ba mẹ bạn không phải là căn cứ xác lập quyền sở hữu của bạn đối với mảnh đất đó. Do đó, bạn hoàn toàn không có quyền hủy hợp đồng đặt cọc trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc bạn đóng thuế cho ba mẹ bạn có thể coi là một trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền theo quy định tại ĐIều 594 Bộ luật dân sự.
Xem thêm: So sánh các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh
Điều 594. Thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Khi đó, bạn có quyền yêu cầu ba mẹ bạn hoàn trả lại số tiền mà bạn đã bỏ ra để đóng thuế (chi phí) cũng như một khoản thù lao thực hiện công việc đóng thuế này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Bộ luật dân sự 2005
Điều 596. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
Xem thêm: Người nộp thuế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế?