Người mua nhà có phải tự làm sổ hồng chung cư không? Đây là vấn đề được rất nhiều đặt ra khi giao dịch mua bán chung cư. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Người mua nhà có phải tự làm sổ hồng chung cư không?
Căn cứ khoản 7 Điều 26 Luật nhà ở năm 2014 quy định trách nhiệm của chủ đầu tư phải thực hiện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận (Sổ hồng) cho người mua trong vòng 50 ngày, tính từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua, hoặc tính từ thời điểm bên thuê mua đã tiến hành thanh toán đủ cho chủ đầu tư.
Do đó, người mua nhà sẽ không phải tự làm sổ hồng chung cư sau khi mua nhà. Tuy nhiên, hiện nay thời gian để chủ đầu tư thực hiện thủ tục cấp sổ hồng khá lâu, nhiều trường hợp người dân có thể tự đi thực hiện thủ tục cấp sổ hồng.
2. Thủ tục cấp sổ hồng cho nhà ở chung cư:
2.1. Thủ tục cấp sổ hồng cho nhà chung cư nếu người mua tự đi làm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu số 04a/ĐK).
– Hợp đồng mua bán chung cư đã công chứng, chứng thực theo quy định.
– Biên bản bàn giao căn hộ chung cư.
– Ngoài ra, người đề nghị phải ghi tờ khai lệ phí trước bạ rồi nộp cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa theo quy định.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và xác nhận có hay không đủ điều kiện cấp Sổ hồng.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện:
+ Tiến hành cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện:
Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người dân nộp lại hồ sơ.
2.2. Thủ tục cấp sổ hồng cho nhà chung cư nếu chủ đầu tư thực hiện:
Giai đoạn 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ lên Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
– Các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án, trường hợp có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì phải nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính đối với sự thay đổi đó.
– Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng.
– Giấy phép xây dựng.
– Thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho phép chủ đầu tư nghiệm thu công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Danh sách các căn hộ, công trình xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ.
– Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết vấn đề:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án. Thời gian giải quyết là không quá 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Giai đoạn 2: Chủ đầu tư nộp hồ sơ để cấp Sổ hồng:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo đúng mục 2.1. và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Văn phòng đăng kí đất đai có trách nhiệm sau:
– Thực hiện kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ.
– Thực hiện xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký.
– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
– Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
– Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Trả kết quả:
Sau khi đã giải quyết xong các bước, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
3. Mẫu đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Kính gửi: ……… | Mẫu số 04a/ĐK | ||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển ….. Ngày …../…../…..
| |||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn) | |||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): ……… 1.2. Địa chỉ thường trú(1): ……… | |||||
2. Đề nghị: | – Đăng ký QSDĐ £ – Cấp GCN đối với đất £ | Đăng ký quyền quản lý đất £ Cấp GCN đối với tài sản trên đất £ | (Đánh dấu √ vào ô trống lựa chọn) | ||
3. Thửa đất đăng ký (2) ……… 3.1. Thửa đất số: ………; 3.2. Tờ bản đồ số: ………; 3.3. Địa chỉ tại: …..……; 3.4. Diện tích: ……… m²; sử dụng chung: ……… m²; sử dụng riêng:……. m²; 3.5. Sử dụng vào mục đích: ……, từ thời điểm: ………; 3.6. Thời hạn đề nghị được sử dụng đất: ……..; 3.7. Nguồn gốc sử dụng(3): ………; 3.8. Có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất số ……., của …….., nội dung quyền sử dụng ……….; | |||||
4. Tài sản gắn liền với đất (Chỉ kê khai nếu có nhu cầu được chứng nhận quyền sở hữu tài sản) | |||||
4.1. Nhà ở, công trình xây dựng khác: a) Loại nhà ở, công trình(4): ………; b) Diện tích xây dựng: ……(m²); c) Diện tích sàn (đối với nhà) hoặc công suất (đối với công trình khác): ……; d) Sở hữu chung: ………m², sở hữu riêng: ……m²; đ) Kết cấu: ……; e) Số tầng: ………; g) Thời hạn sở hữu đến: ……… (Trường hợp có nhiều nhà ở, công trình xây dựng khác thì chỉ kê khai các thông tin chung và tổng diện tích của các nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời lập danh sách nhà ở, công trình kèm theo đơn) | |||||
4.2. Rừng sản xuất là rừng trồng: | 4.3. Cây lâu năm: | ||||
a) Loại cây chủ yếu: ……… b) Diện tích: ………. m²; c) Nguồn gốc tạo lập: – Tự trồng rừng: £ – Nhà nước giao không thu tiền: £ – Nhà nước giao có thu tiền: £ – Nhận chuyển quyền: £ – Nguồn vốn trồng, nhận quyền:….. £ d) Sở hữu chung: ….m², Sở hữu riêng: …………m2; đ) Thời hạn sở hữu đến: ……… | a) Loại cây chủ yếu: …….; b) Diện tích: ………m²; c) Sở hữu chung: ………m², Sở hữu riêng: ………m²; d) Thời hạn sở hữu đến: ……… | ||||
5. Những giấy tờ nộp kèm theo: ………… | |||||
6. Có nhu cầu ghi nợ đối với loại nghĩa vụ tài chính: …………… Đề nghị khác: ……… | |||||
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| ……., ngày …. tháng … năm ……
| ||
II. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN5 (Xác nhận đối với trường hợp hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở, trừ trường hợp mua nhà, đất của tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở để bán) | |||
1. Nội dung kê khai so với hiện trạng: ………… 2. Nguồn gốc sử dụng đất: ………… 3. Thời điểm sử dụng đất vào mục đích đăng ký:……… 4. Thời điểm tạo lập tài sản gắn liền với đất: ………… 5. Tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất: ………… 6. Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng: ………… 7. Nội dung khác: ………
(Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì không xác nhận các nội dung tại các Điểm 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Mục này; đăng ký riêng về đất thì không xác nhận nội dung Điểm 4; đăng ký riêng tài sản thì không xác nhận nội dung Điểm 2 và Điểm 3 Mục này) | |||
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |||
…… (Phải nêu rõ có đủ hay không đủ điều kiện cấp GCN, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền nhà ở thì phải xác định rõ diện tích đất ở được công nhận và căn cứ pháp lý) | |||
Ngày …… tháng …… năm …… | Ngày …… tháng …… năm …… |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Nhà ở năm 2014.