Sáp nhập doanh nghiệp là hiện tượng diễn ra không còn xa lạ, việc kết hợp giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tăng mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, tạo lên một tập đoàn lớn. Về phía người lao động, thì người lao động có bị mất việc khi sáp nhập doanh nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Người lao động có bị mất việc khi sáp nhập doanh nghiệp?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 201 của Văn bản hợp nhất
– Khi sáp nhập doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động đôi phần cũng bị ảnh hưởng. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của
– Hết thời hạn hợp đồng, ngoại trừ trường hợp được quy định tại Điều 177 của
– Người lao động đã hoàn thành công việc được giao theo hợp đồng lao động;
– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau về việc tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động bị kết án phạt tù tuy nhiên không được hưởng án treo hoặc không thuộc những trường hợp được trả tự do căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị kết án tử hình hoặc bị cấm đảm nhiệm công việc ghi nhận trong hợp đồng lao động theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án;
– Người lao động được xác định là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam, tuy nhiên bị trục xuất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác;
– Người lao động bị chết, người lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết;
– Người sử dụng lao động là cá nhân đã chết, người sử dụng lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân đã chấm dứt hoạt động trên thực tế hoặc bị cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, không có người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
– Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc căn cứ theo quy định tại Điều 42, Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Giấy phép lao động đã hết hiệu lực đối với người lao động được xác định là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi nhận trong
Và đồng thời, tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019, điều luật này quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, mua bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và hợp tác xã.
Theo đó thì có thể nói, người lao động hoàn toàn có thể bị cho thôi việc khi sáp nhập doanh nghiệp, đây là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 và Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019.
Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng lao động sáp nhập doanh nghiệp dẫn tới trường hợp người lao động phải thôi việc thì người lao động đó vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi hợp pháp của mình, trong đó có trợ cấp mất việc làm.
2. Người lao động bị thôi việc khi sáp nhập doanh nghiệp có được nhận trợ cấp mất việc làm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trợ cấp mất việc làm. Theo đó:
– Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tuy nhiên bị mất việc làm căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019, cứ mỗi năm làm việc của người lao động thì người lao động đó sẽ được trả 01 tháng tiền lương, tuy nhiên ít nhất phải được xác định bằng 02 tháng tiền lương;
– Thời gian làm việc để sử dụng làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động được xác định là tổng thời gian người lao động đó đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, sau khi chủ đi khoảng thời gian người lao động đã tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả khoản trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm;
– Tiền lương được sử dụng để tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động là tiền lương bình quân trong khoảng thời gian sáu tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động đó bị mất việc làm.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 theo như phân tích nêu trên, mộttrong những trường hợp để chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đó là: Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc căn cứ theo quy định tại Điều 42, Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người sử dụng lao động sáp nhập công ty dẫn tới trường hợp người lao động thôi việc, thì người lao động đó sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua khi sáp nhập doanh nghiệp thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, mua bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Theo đó:
– Trong trường hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, mua bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp/hợp tác xã, tuy nhiên làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động bắt buộc phải xây dựng phương án sử dụng lao động mới căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp cần phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ phương án sử dụng lao động đã được thông qua;
– Người lao động bị thôi việc thì sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình sáp nhập công ty thì người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ phương án sử dụng lao động đã được thông qua. Đồng thời, phương án sử dụng lao động cũng cần phải có các nội dung chủ yếu căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể bao gồm:
– Số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo để có thể tiếp tục sử dụng tại doanh nghiệp, người lao động được chuyển sang làm công việc khác không trọn thời gian;
– Số lượng người lao động nghỉ hưu, danh sách người lao động nghỉ hưu;
– Số lượng người lao động phải chấm dứt hợp đồng, danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, của người lao động và các bên có liên quan trong quá trình thực hiện phương án sử dụng lao động;
– Biện pháp thực hiện phương án sử dụng lao động, nguồn tài chính để đảm bảo cho quá trình thực hiện phương án sử dụng lao động.
Theo đó thì có thể nói, phương án sử dụng lao động khi sáp nhập doanh nghiệp cần phải được xây dựng để đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động, trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động mới thì vẫn phải giữ vững các nội dung chủ yếu nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
THAM KHẢO THÊM: