Người lao động bị kỷ luật thì sau bao lâu được xóa kỷ luật lao động? Sau khi bị kỷ luật bao lâu thì được coi là không có án tích kỷ luật lao động?
Trong từ điển Việt Nam , kỷ luật lao động là những tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức đó. Với cách hiểu này, ở phạm vi xã hội kỷ luật được coi là nền tảng để xây dựng xã hội. Không có kỷ luật thì không thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và các hoạt động của họ trong các tổ chức xã hội.
Mục lục bài viết
1. Kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo điều 117 của Bộ luật lao động năm 2019khái niệm kỷ luât lao động được quy định cụ thể như sau:
Điều 117: Kỷ luật lao động:
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Trong phạm vi quan hệ lao động, kỷ luật lao động được coi là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với mọi thành viên trong quá trình lao động. Tính chất của kỷ luật trong quá trình lao động là do quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Mỗi khi phương thức sản xuất xã hội thay đổi thì bản chất và hình thức kỷ luật lao động cũng thay đổi.
Trong nền kinh tế thị trường hện nay khi sức lao động được coi là hàng hóa được tự do mua bán, trao đổi, mọi công dân có quyền thuê mướn, sử dụng sức lao động, mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu thì vấn đề kỷ luật lao động trong các đơn vị sử dụng lao động càng được cọi trọng.
Trong khoa học luật lao động, kỷ luật lao động là một nội dung của quan hệ pháp luật lao động và là chế định quan trọng không thể thiếu của luật lao động. Với tư cách là một nội dung của quan hệ pháp luật lao động, kỷ luật lao động là mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể, trong đó có quyền thiết lập và duy trì kỷ luật lao động thuộc về người sử dụng lao động, còn nghĩa vụ thực hiện kỷ luật lao động thuộc về phía người lao động.
Như vậy, kỷ luật lao động bao gồm các quy định của nhà nước bằng pháp luật xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động đối với đơn vị sử dụng lao động và quyền thiết lập duy trì kỷ luật lao động của người sử dụng lao động. Ngoài ra kỷ luật lao động còn bao gồm các quy định về biện pháp xử lý đối với người lao động vi phạm những nội quy định này. Đây là quyền được áp dụng các biện pháp quản lý lao động nhằm mục đích bảo vệ trật tự lao động chung đã được thiết lập, đồng thời bảo vệ tài sản hợp pháp của người sử dụng lao động, từ đó giáo dục ý thức người sử dụng lao động trong việc tuân thủ kỷ luật lao động của đơn vị.
Theo
2. Ý nghĩa của kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật
Kỷ luật lao động có ý nghĩa rất lớn đối với người sử dụng lao động, người lao động và trên phạm vi toàn xã hội. Đối với người sử dụng lao động kỷ luật lao động là một trong các biện pháp pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực hiện quyền và quản lý lao động của mình trong các đơn vị sử dụng lao động và là cơ sở để tổ chức lao động có hiệu quả. Trật tự, nề nếp trong quá trình lao động của đơn vị sử dụng lao động chỉ có được khi có kỷ luật lao động.
Đây là điều kiện tất yếu để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động đặc biêt là lợi ích của người sử dụng lao động. Từ việc đạt được lợi nhuận cao hơn, người sử dụng lao động càng có điều kiện trở lại tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động cũng như những của cải vật chất cho xã hội. Còn đối với người lao động, việc tuân thủ kỷ luật lao đọng chính là để người sử dụng lao động góp phần hoàn thành nghĩa vụ lao động.
Ngoài ra, việc chấp hành các yêu cầu về thời gian lao động, quy trình công nghệ là điều kiện đảm bảo cho quá trình tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó mà thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Tuân thủ kỷ luật lao động còn giúp người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản cũng như bí mật kinh doanh của đơn vụ, nâng cao ý thức trong việc thực hiện những quy định của người sử dụng lao động, lựa chọn những hành vi xử sự phù hợp, tạo tác phong công nghiệp trong lao động, góp phần xây dựng trật tự, kỷ cương trong đơn vị.
3. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật
Theo Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019 được quy định cụ thể như sau:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người sử dụng lao động vi phạm kỷ luật là người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cũng có thể là cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp nhân hoặc cá nhân sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Người bị xử lý kỷ luật lao động là người lao động tham gia quan hệ lao động và có hành vi vi phạm nghĩa vụ được quy định trong nội quy lao động. Việc xử lý kỷ luật lao động không đặt ra đối với người lao động vi phạm các nghĩa vụ lao động được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
Pháp luật lao động cấm người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động, xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động. Theo nguyên tắc của xử lý kỷ luật lao động tại Điều 122 của Bộ luật lao động nă 2019 thì không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật theo quy định của pháp luật
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động năm 2019 thì để khuyến khích người lao động đang chấp hành kỷ luật lao động sửa chữa tiến bộ trong việc nhận thức và thực hiện tốt kỷ luật lao động của đơn vị, pháp luật lao động quy định chế độ xóa, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động tại Điều 126 Bộ luật lao động năm 2019. Trong đó người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật và đồng thời người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.