Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, có vị trí đặc biệt quan trọng, đây là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn hay không?
Mục lục bài viết
1. Người lao động bắt buộc phải tham gia công đoàn không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Người lao động hoàn toàn có quyền gia nhập tổ chức đại diện người lao động, đây được xem là một trong những quyền lợi pháp luật lao động dành cho người lao động. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Bộ luật lao động năm 2019, quyền của người lao động bao gồm:
– Người lao động có quyền tự do làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn nơi làm việc, lựa chọn học nghề, nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động trong quan hệ lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kĩ năng nghề nghiệp dựa trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động, có quyền được bảo hộ lao động trong quá trình làm việc, làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, hưởng chế độ nghỉ hằng năm vẫn có lương, và hưởng các phúc lợi tập thể khác;
– Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong các tổ chức đại diện người lao động, trong các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật, có quyền yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện các chính sách dân chủ, thực hiện cơ chế thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, có quyền tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình, có quyền tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Người lao động có quyền từ chối làm công việc nếu nhận thấy công việc đó có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của mình trong quá trình thực hiện;
– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt
– Người lao động có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 170 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia vào hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó:
– Người lao động có quyền thành lập, có quyền gia nhập, có quyền hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
– Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, có quyền gia nhập, có quyền tham gia hoạt động của các tổ chức người lao động tại doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 172, Điều 173, Điều 174 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Các tổ chức đại diện người lao động bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, quyền lợi chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Tóm lại, dựa theo các điều luật phân tích nêu trên, việc tham gia công đoàn là một trong những quyền pháp luật lao động dành cho người lao động. Vì vậy, pháp luật không bắt buộc người lao động trong doanh nghiệp phải tham gia công đoàn.
Hay nói cách khác, người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn, việc tham gia công đoàn hay không tham gia công đoàn là quyền lựa chọn của người lao động.
Tuy nhiên, vẫn khuyến khích người lao động tham gia công đoàn, trở thành thành viên của công đoàn để hưởng nhiều lợi ích nhất định và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
2. Mức xử phạt công ty ép buộc người lao động phải tham gia công đoàn:
Theo điều luật phân tích nêu trên, việc tham gia công đoàn hay không tham gia công đoàn là quyền lựa chọn của người lao động. Mọi hành vi ép buộc người lao động bắt buộc phải tham gia công đoàn của công ty sẽ bị xử phạt. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong những hành vi sau đây:
– Có hành vi phân biệt đối xử về tiền lương, thời gian làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
– Có hành vi yêu cầu tham gia, không tham gia, ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để có thể được tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động hoặc gia hạn thời gian hợp đồng lao động;
– Kỷ luật lao động, có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động, từ chối gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm các công việc và vị trí khác;
– Có hành vi cản trở, gây nhiều khó khăn liên quan tới công việc của người lao động nhằm mục đích suy yếu hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, hành vi công ty ép buộc người lao động phải tham gia công đoàn có thể sẽ bị xử phạt lên tới 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Quy định về đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Quyết định 1908/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, có quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí. Theo đó:
– Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị được hưởng lương theo bảng lương hoặc theo bậc lương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thì mức đóng phí công đoàn hàng tháng sẽ được xác định bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo cấp bậc, tiền lương theo chức vụ, tiền lương theo hợp đồng lao động, tiền lương theo hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng phí công đoàn cũng sẽ thay đổi theo;
– Đoàn viên làm việc và công tác tại công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước, trong đó bao gồm cả loại hình công đoàn công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối, thì mức đóng đoàn phí hằng tháng sẽ được xác định bằng 1% tiền lương thực lĩnh (sau khi đã trừ đi tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân), tuy nhiên mức đóng phí công đoàn hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật;
– Đoàn viên àm việc và công tác tại các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương không theo bảng lương hoặc không theo bực lương do nhà nước quy định, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam, các văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh đặt tại lãnh thổ Việt Nam, đoàn viên công đoàn công tác tại nước ngoài, thì mức đóng phí công đoàn hàng tháng sẽ được xác định bằng 10% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tuy nhiên mức đóng đoàn phí hằng tháng tối đa không vượt quá 10% mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước;
– Đoàn viên làm việc ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ để đóng đoàn phí, đoàn viên công đoàn không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, thì mức đóng phí công đoàn hàng tháng sẽ được ấn định cụ thể tuy nhiên mức đóng thấp nhất phải bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước;
– Đoàn viên công đoàn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp sẽ không cần phải đóng phí công đoàn, đoàn viên công đoàn không có việc làm hoặc không có thu nhập hoặc trong thời gian nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương thì trong thời gian đó cũng không cần phải đóng phí công đoàn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Quyết định 1908/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
THAM KHẢO THÊM: