Quyền khiếu nại được trao cho công dân phần nào thể hiện được mục đích xây dựng đất nước của dân do dân vì dân, mọi vấn đề phát sinh hay cách giải quyết phải đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho người dân. Vậy người khiếu nại có quyền rút đơn khiếu nại hay không?
Mục lục bài viết
1. Người khiếu nại có quyền rút đơn khiếu nại hay không?
Ngày nay, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được thừa nhận và đảm bảo thực hiện trong Hiến pháp Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã ban hành những văn bản chuyên ngành để điều chỉnh và quy định về quyền này, trong đó phải kể đến
Khiếu nại là hoạt động được công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện theo thủ tục do Luật Khiếu nại hướng dẫn với mục đích chính là đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Việc khiếu nại chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại thông thường diễn ra ở vấn đề sau:
+ Thứ nhất, Có sai phạm trong quyết định hành chính: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước dựa theo quy định pháp luật để ban hành quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có thể sẽ áp dụng một lần với một đối tượng hoặc nhiều đối tượng;
+ Thư hai, Khiếu nại hành vi hành chính: Hành vi hành chính được xác định là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Sai phạm này thể hiện ở việc thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức khác;
+ Thứ ba, Ban hành quyết định kỷ luật có sai sót: Đây được coi là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Có thể thấy, khiếu nại được xác định là quyền cơ bản của công dân, cá nhân được trao quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức cơ quan nhà nước khi áp dụng pháp luật đã có những sai sót, không khách quan nên dẫn đến các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật cũng cho phép cá nhân có thể rút đơn khiếu nại nếu thay đổi ý kiến, bởi căn cứ Điều 8
+ Người khiếu nại hoàn toàn có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
+ Để thực hiện hoạt động rút khiếu nại thì cần được thực hiện bằng đơn trong văn bản này cũng phải có thêm chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại nếu người này không thể trực tiếp ký; đòng thời cũng cần chuẩn bị đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại;
+ Sau khi gửi hồ sơ rút khiếu nại thì thời gian để xem xét và đưa ra việc chấp thuận tút đơn được thực hiện thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại, cá nhân, tổ chức liên quan.
Đồng thời căn cứ Điều 10
Với các quy định nêu trên, người khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2. Công dân đã có đơn xin rút khiếu nại, nếu nộp lại đơn thì có được giải quyết?
Như đã trình bày, trong Điều 10 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 thì người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; để hoàn tất việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; gửi kèm đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Đồng thời tại Điều 11 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 Luật khiếu nại quy định như sau các khiếu nại không được thụ lý giải quyết là có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
Như vậy, pháp luật cho phép công dân được rút đơn khiếu nại, khi được chấp thuận đã được cơ quan giải quyết khiếu nại gửi văn bản thông báo đình chỉ giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên nếu có sự thay đổi ý kiến trong vòng 30 ngày công dân tiếp tục khiếu nại thì vẫn giải quyết theo đúng quy định. Chỉ trong trường hợp sau 30 ngày mà công dân không tiếp tục khiếu nại thì lúc này sẽ không thụ lý giải quyết.
3. Việc xử lý đơn khiếu nại được thực hiện thế nào?
3.1. Đối với trường hợp xử lý khiếu nại đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết:
Hướng xử lý với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền gải quyết của cơ quan có thẩm quyền thì đã được ghi nhận tại Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-TTCP như sau:
– Xét đến trường hợp, đơn khiếu nại không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11
Lưu ý: Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện thông qua mẫu sẵn đã được quy định theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.
– Còn trong trường hợp khi xem xét đơn mà đơn khiếu nại chưa đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì sẽ tiến hành hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu để thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP;
– Liên quan đến vấn đề thời hạn giải quyết thì đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại nhưng chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét hướng giải quyết và ban hành quyết định theo quy định của pháp luật.
3.2. Hướng giải quyết với trường hợp xử lý khiếu nại đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết:
Việc xử lý kịp thời nhanh chóng đối đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thời gian thực hiện quyền của người khiếu nại cũng như rút ngắn được ảnh hưởng quyền lợi của người khiếu nại từ sự việc trái theo quy định pháp luật. Hiện nay, cách giải quyết cụ thể được quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-TTCP như sau:
– Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP;
– Đối với mỗi đơn khiếu nại về lĩnh vực khác nhau thì sẽ có thẩm quyền xử lý khác: Nếu đơn khiếu nại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương và các ban đảng Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp chuyển đến thì: người xử lý đơn nhanh chóng trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản phúc đáp thể hiện rõ nội dung trả lời khiếu nại;
– Đơn khiếu nại của cá nhân tổ chức được gửi đến từ Ban tiếp công dân trung ương, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện thì cơ quan này sẽ tiến hành chuyển tiếp đơn đến: Ban tiếp công dân báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý;
Khiếu nại thông thường diễn ra phổ biến, số lượng đơn từ gửi đi rất nhiều nên không thể tránh khỏi sự tồn đọng, kéo dài nhưng nếu đã có quyết định giải quyết mà người khiếu nại vẫn có đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ hoặc Trụ sở tiếp công dân trung ương thì Trưởng Ban tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ giao cho các vụ, cục, đơn vị kiểm tra, báo cáo, đề xuất văn bản trả lời công dân hoặc trao đổi với Chủ tịch UBND cấp tỉnh về hướng xử lý.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 Luật khiếu nại;
–
– Thông tư số 05/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ: Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.