Do nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chồng ngoại xâm nên đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN. Đây là nhà nước đầu tiên của đất nước ta. Với sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt thì đời sống của người Việt cổ đã có những cải thiện rõ rệt. Vậy người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là?
Mục lục bài viết
1. Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là?
A. An Dương Vương
B. Hùng Vương
C. Lạc tướng
D. Lạc hầu
Đáp án đúng là: B
Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai. Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, giúp việc cho Hùng Vương là lạc hầu. Cả nước chia làm các bộ, đứng đầu là lạc tướng. Dưới bộ là chiềng chạ do bồ chính đứng đầu. (SGK – Trang 95)
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang:
Do nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chồng ngoại xâm nên đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN. Đây là nhà nước đầu tiên của đất nước ta. Với sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt thì đời sống của người Việt cổ đã có những cải thiện rõ rệt. Địa bàn chủ yếu của Nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay (chủ yếu trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì ở Hà Nội đến Việt Trì ở Phú Thọ).
Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương và các quan giúp việc trong triều đình là tướng văn (hay còn gọi là Lạc Hầu), tướng võ (hay còn gọi là Lạc Tướng) cai quản các bộ địa phương và dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính.
Cả nước được phân chia thành 15 bộ hay được gọi là quận, đứng đầu mỗi bộ là Lạc Tướng. Dưới bộ có các công xã nông thôn (hay còn gọi là kẻ, chiếng, chạ), đứng đầu các công xã nông thôn là các Bồ Chính. Công xã nông thôn là hình thái xã hội phổ biển trong giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá độ sang xã hội có giai cấp.
Tướng văn gọi là Lạc hầu còn tướng võ gọi là Lạc tướng, các quan nhỏ là Bồ Chính. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương. Nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật cũng như quân đội, do đó khi có chiến tranh thì vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở chiềng, chạ cùng tập hợp lại để chiến đấu.
Theo ngọc phả Hùng Vương thì mười tám đời vua Hùng bao gồm:
– Kinh Dương Vương (vị vua viễn tổ)
– Lạc Long Quân (vị vua cao tổ)
– Hùng Quốc Vương (vị vua mở nước)
– Hùng Diệp Vương Bảo Lang
– Hùng Huy Vương Viên Lang
– Hùng Huy Vương
– Hùng Chiêu Vương Lang Tiên Lang
– Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang
– Hùng Duy Vương Quốc Lang
– Hùng Uy Vương Vương Hùng Hải Lang
– Hùng Chính Vương Hùng Đức Lang
– Hùng Việt Vương Đức Hiền Lang
+ Hùng Việt Vương Tuấn Lang
+ Hùng Anh Vương Châu Nhân Lang
+ Hùng Chiêu Vương Cảnh Chân Lang
+ Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang
+ Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang
+ Hùng Duệ Vương Huệ Lang
Cả nước được chia thành 15 bộ như sau: Văn Lang, Châu Diên, Phúc Lộc, Tần Hưng, Vũ Định, Vũ Ninh, Lục Hải, Ninh Hải, Dương Tuyền, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường, Bình Văn.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Đáp án: C
Lời giải: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỉ III TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 2: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đáp án: B
Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở
A. Vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. Vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Đáp án: D
Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Câu 4: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Đáp án: A
Lời giải: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).
Câu 5: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Đáp án: B
Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
Câu 6: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là
A. Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Văn Lang.
Đáp án: D
Lời giải: Văn Lang là nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam.
Câu 7: Nộ dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
C. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.
Đáp án: B
Lời giải:
– Những cơ sở dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang:
+ Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.
+ Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.
+ Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.
– Sử dụng phương án loại trừ => đáp án B đúng.
Câu 8: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là
A. Vua Hùng.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. An Dương Vương.
Đáp án: A
Lời giải: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 9: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Tể tướng.
Đáp án: B
Lời giải: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 10: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là
A. Bồ chính.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Quan lang.
Đáp án: A
Lời giải: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là bồ chính (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 11: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược
A. Tần.
B. Hán.
C. Triệu.
D. Đường.
Đáp án: A
Lời giải: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược Tần (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 12: Người đứng đầu nước Âu Lạc là
A. Lý Nam Đế.
B. Triệu Việt Vương.
C. Mai Hắc Đế.
D. An Dương Vương.
Đáp án: D
Lời giải: Người đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 13: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là
A. Giáo đồng.
B. Rìu vạn năng.
C. Dao găm đồng.
D. Nỏ Liên Châu.
Đáp án: D
Lời giải: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là nỏ Liên Châu (SGK Lịch Sử 6/ trang 76).
Câu 14: Năm 179 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu của nước Âu Lạc thất bại vì một trong những lý do nào sau đây?
A. Không được nhà Tần trợ giúp.
B. Không có lực lượng quân đội.
C. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác.
D. Vua An Dương Vương sớm đầu hàng.
Đáp án: C
Lời giải: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc là do: An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù (chấp nhận gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy – con trai của Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể tại thành Cổ Loa).
Câu 15: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là
A. Thành Hoan Châu.
B. Thành Cổ Loa.
C. Thành Vạn An.
D. Thành Đại La.
Đáp án: B
Lời giải: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là thành Cổ Loa.
Câu 16: Dưới thời Văn Lang, vua Hùng Vương chia đất nước thành
A. 10 bộ
B. 13 bộ
C. 14 bộ
D. 15 bộ
Đáp án D
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) (SGK- trang 74)
Câu 17: Cách đây khoảng 2000 năm đã hình thành các bộ lạc lớn của người Việt cổ ở vùng
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Đáp án C
Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, di cư từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Những bộ lạc lớn được hình thành. (SGK- trang 72)
Câu 18: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là
A. Hùng Vương
B. An Dương Vương
C. Thủy Tinh
D. Sơn Tinh
Đáp án A
Theo sự tích Con Rồng cháu Tiên thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là Hùng Vương (SGK- trang 72)
Câu 19: Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở
A. Cổ Loa (Hà Nội).
B. Mê Linh (Hà Nội).
C. Phong Châu (Phú Thọ ).
D. Đông Anh (Hà Nội).
Đáp án C
Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) (SGK- trang 72)
Câu 20: Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày
A. Mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
B. Mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
C. Mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
D. Mồng 7 tháng 10 âm lịch hàng năm.
Đáp án B
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
THAM KHẢO THÊM: