Tham gia giao thông bằng xe đạp? Các thuật ngữ tiếng Anh? Người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người? Các quy định khi điều khiển xe đạp? Xử phạt người đi xe đạp vi phạm pháp luật?
Xe đạp là một phương tiện di chuyển của con người. Do đó đây cũng là một phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Pháp luật đặt ra các quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông. Đồng thời xác định quy định cần tuân thủ khi để đảm bảo an toàn giao thông. Số người được chở tối đa trên xe đạp giúp phương tiện đảm bảo an toàn trong di chuyển, người điều khiển chủ động điều khiển, tuân thủ luật giao thông đường bộ. Do đó, pháp luật cũng xác định số người tối đa có thể chở trên xe đạp.
Căn cư pháp lý:
– Luật Giao thông đường bộ văn bản hợp nhất năm 2018.
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tham gia giao thông bằng xe đạp:
Thực tiễn cho thấy xe đạp là một loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Phương tiện xe đạp truyền thống thường sử dụng sức người để di chuyển. Trong đó, các phương tiện hiện đại có thêm động cơ để hạn chế sức người.
Xe đạp bao gồm xe đạp thô sơ và xe đạp máy. Trong đó xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h. Đặc biệt là khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Do vậy mà tên gọi của phương tiện này là xe đạp, phải dùng lực đạp để phương tiện có thể chuyển động theo nhu cầu của con người.
Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép các phương tiện tham gia giao thông được chở một số lượng người nhất định để bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Khi đó, vừa đảm bảo hiệu quả di chuyển, tham gia giao thông của các chủ thể ngồi trên xe. Vừa đảm bảo an toàn khi phương tiện di chuyển trên đường.
Mỗi phương tiện tham gia giao thông tuân thủ đúng pháp luật tạo nên trật tự giao thông. Cũng như mang đến căn cứ được pháp luật bảo vệ khi có vi phạm giao thông phát sinh.
Vậy người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người khi tham gia giao thông?
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Xe đạp tiếng Anh là Bicycle.
Người điều khiển xe đạp tiếng Anh là Bicycle driver.
3. Người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người?
Số lượng người được trở trên xe đạp được quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ. Bởi xe đạp đủ điều kiện là một phương tiện di chuyển trên đường bộ. Trên đường bộ còn các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông, do đó pháp luật phải quy định chặt chẽ tính chất, nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng phương tiện tham gia giao thông.
Quy định pháp luật hiện hành:
“Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.”
Phân tích quy định pháp luật:
Căn cứ theo quy định như trên thì người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người. Được hiểu nếu người được trở là người đã trên 7 tuổi. 7 tuổi là độ tuổi được căn cứ để xác định nghĩa vụ cần tuân thủ cho người được trở di chuyển bằng xe đạp. Nói cách khác:
– Nếu trở người trên 7 tuổi: Chỉ được trở thêm một người.
– Có thể trở thêm 2 người nếu ít nhất một người dưới 07 tuổi.
Kết luận: Trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì sẽ được chở tối đa là hai người.
Ngoài ra pháp luật cũng không có quy định về độ tuổi được sử dụng xe đạp. Hay nói cách khác, không có độ tuổi tối thiểu được tham gia giao thông bằng xe đạp. Chỉ cần người đó biết sử dụng phương tiện, thấy an toàn khi sử dụng phương tiện này khi tham gia giao thông. Đặc biệt là phải hiểu biết pháp luật để tuân thủ các quy định, nghĩa vụ khi tham gia giao thông bằng xe đạp. Điều đó giúp mang đến an toàn cho chính họ và mọi người xung quanh.
Như vậy người điều khiển xe đạp cần tuân thủ theo đúng quy định về việc chở người theo quy định này để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Đặc biệt là trẻ em khi sử dụng xe đạp cần có sự quản lý, theo dõi của người lớn.
Các nghĩa vụ của người được trở trên xe đạp khi tham gia giao thông:
“Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”
Như vậy, ngoài tuân thủ quy định về số lượng người tối đa được phép trở, phải tuân thủ các quy định và trách nhiệm khác trong luật.
Các nghĩa vụ được xác định cho hai nhóm đối tượng cụ thể:
– Thứ nhất là người điều khiển xe đạp: Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ văn bản hợp nhất năm 2018.
– Thứ hai là người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông: Thực hiện các quy định tại khoản 4 của Luật Giao thông đường bộ văn bản hợp nhất năm 2018.
4. Các quy định khi điều khiển xe đạp:
Tuân thủ những quy định về số lượng người tối đa được phép chở trên xe đạp là yêu cầu cần thiết thực hiện. Quy định trên giúp xác định số lượng người, độ tuổi của người được trở trên phương tiện xe đạp khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp còn phải tuân thủ một số quy định sau đây:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;”
Phân tích quy định pháp luật:
Trên đây là cá hành vi nghiêm cấm người điều khiển phương tiện khi di chuyển trên đường. Quy định này cũng được xác định cho người điều khiển phương tiện xe đạp như quy định ràng buộc bên trên. Do đó, người điều khiển xe đạp phải biết, tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của mình khi tham gia giao thông.
Các phương tiện khi tham gia giao thông cần tuân thủ quy định pháp luật. Phải đảm bảo các quy tắc, yêu cầu trong tham gia giao thông bằng phương tiện. Từ đó mang đến trật tự chung đối với giao thông, cũng như đảm bảo các an toàn và quyền lợi khác mà pháp luật trao cho.
5. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm pháp luật?
Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đưa ra các mức phạt đối với người điều khiển xe đạp trong trường hợp không tuân thủ các quy định của pháp luật như sau:(Khoản 1 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP).
Trong đó, người sử dụng phương tiện xe đạp vi phạm quy định pháp luật cũng sẽ phải chịu các mức phạt cụ thể. Tùy thuộc vào lỗi và tính chất, mức độ vi phạm mà số tiền phạt là khác nhau. Trong đó, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm đối với các lỗi vi phạm khác theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định 100.
Người điều khiển xe đạp trở quá số người quy định thì xử phạt như thế nào?
Nội dung quy định pháp luật:
– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:(Khoản 1 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP)
+ Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy trong trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chở quá số người theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Khi đó, đưa người đi cấp cứu được coi là hành vi cấp thiết, cần được thực hiện nhanh chóng. Do đó các phương tiện cũng được sử dụng linh hoạt trong mục đích sử dụng này. Ngoài ra tất cả các lý do và trường hợp khác đưa ra đều không được pháp luật chấp nhận.
Trên thực tế, xe đạp di chuyển với tốc độ thấp nên khả năng gây ra tổn thất, nguy hiểm có thể thấp hơn các phương tiện khác. Tuy nhiên các vi phạm đều ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và trật tự tham gia giao thông.
Ngoài hành vi vi phạm này, nhiều hành vi khác cũng được coi là vi phạm nếu người điều khiển xe đạp thực hiện khi tham gia giao thông. Xe đạp cũng là phương tiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền, linh hoạt cho nhiều độ tuổi. Cho nên các an toàn khi tham gia giao thông cần được đảm bảo.