Hiện nay có rất nhiều người đi bộ thiếu ý thức gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông xung quanh. Vậy câu hỏi đặt ra: Người đi bộ vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người đi bộ vi phạm luật giao thông bị xử phạt như thế nào?
1.1. Các quy định khi tham gia giao thông đối với người đi bộ:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, thì các chủ thể là người đi bộ khi tham gia giao thông cũng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Pháp luật đã có ghi nhận một số quy định cụ thể mà người đi bộ cần phải tuân thủ khi tham gia giao thông trên đường. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 và Điều 32 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 hiện hành cùng với Điều 47 của
– Người đi bộ không được phép đi vào phần đường cao tốc vì đây là phần đường vô cùng nguy hiểm, phần đường này dành cho các phương tiện lưu thông với tốc độ cao, trừ trường hợp người và phương tiện cùng với các thiết bị phục vụ cho việc quản lý và bảo trì đường cao tốc;
– Người đi bộ cần phải đi trên hè phố vào lề đường dành cho người đi bộ, không được đi lần sau các làn đường dành cho một số phương tiện khác, chưa trường hợp đoạn đường đó không có hè phố hoặc không có lề đường thì người đi bộ cần phải đi sát mép đường theo đúng quy định của pháp luật để tránh những thiệt hại do rủi ro có thể xảy ra;
– Người đi bộ chỉ được phép qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, chỉ được phép qua đường ở những nơi có cầu vượt mặt qua hầm dành riêng cho người đi bộ, người đi bộ cần phải tuân thủ theo tín hiệu chỉ dẫn, nếu như ở những con đường không có tín hiệu chỉ dẫn giao thông thì khi đó người đi bộ phải quan sát các phương tiện đang đi tới để đảm bảo an toàn, và chỉ khi đoạn đường đó đảm bảo đầy đủ an toàn thì mới được phép qua đường, và người đi bộ cũng phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn của chính mình và các phương tiện khác khi qua đường;
– Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách trái quy định của pháp luật, không được phép tiến hành hoạt động đu bám vào các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường, khi mang vác vật công canh thì phải đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông trên đường bộ và phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác, không gây trở ngại cho người và các phương tiện khác trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ;
– Trẻ em được xác định là người dưới 07 tuổi khi qua đường tại các tuyến đường đô thị hoặc tuyến đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại thì phải có người lớn dắt đi, mọi người phải có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi các đối tượng này qua đường để tránh thiệt hại không đáng có.
Như vậy thì có thể thấy, khi người đi bộ vi phạm một trong các quy định nêu trên thì có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thỏa mãn cấu thành tội phạm theo tội danh tương ứng. Pháp luật hiện nay đã có những quy định rõ ràng về phần đường và làn đường dành cho người đi bộ, vì thế người đi bộ cần phải tuân thủ để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông trên đường và đảm bảo an toàn giao thông cho các chủ thể khác.
1.2. Mức xử phạt đối với người đi bộ khi vi phạm luật giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với những chủ thể là người đi bộ khi họ thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Thực hiện hành vi không đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, các chủ thể là người đi bộ đã vượt qua dải phân cách hoặc đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và các phương tiện khác trong quá trình lưu thông trên đường bộ;
– Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh theo đúng quy định của pháp luật hoặc không chấp hành theo chỉ dẫn của các loại đèn tín hiệu, người đi bộ không chấp hành biển báo hiệu và không chấp hành vạch kẻ đường, trừ trường hợp người đi bộ có hành vi đi vào đường cao tốc;
– Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc không chấp hành hướng dẫn của những người điều khiển giao thông hoặc các chủ thể khác trong quá trình thi hành công vụ hoặc người kiểm soát giao thông theo quy định của pháp luật;
– Người đi bộ mang hoặc lắc các vật công kênh gây cản trở cho các phương tiện khác trong quá trình giao thông tìm ẩn những rủi ro nguy hiểm;
– Người đi bộ tiến hành hoạt động đu hoặc bám vào các phương tiện giao thông đang chạy và đang lưu thông trên đường.
Thứ hai, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ thể được xác định là người đi bộ đi vào phần đường cao tốc trái quy định của pháp luật, trừ những người đang trong quá trình quản lý và bảo trì đường cao tốc.
Thứ ba, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với những người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Người đi bộ thực hiện hành vi đi bộ vượt rào chắn ngang đường hoặc cầu chung khi các thanh chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng;
– Người đi bộ có hành vi vượt qua đường khi đèn đỏ đã bật sáng;
– Người đi đường có hành vi không chấp hành hiệu lệnh khi đi ngang qua đường hoặc đi qua cầu chung hoặc đi qua hầm dành cho người đi bộ.
2. Người đi bộ vi phạm luật giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, thì đối với các chủ thể là người đi bộ khi vi phạm quy định về giao thông còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chủ thể của tội phạm được quy định là người tham gia giao thông đường bộ, gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Trong đó, người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi vô ý. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả.
Theo đó thì, điều luật này quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và tử 07 năm đến 15 năm.
3. Quy định về thủ tục nộp phạt khi người đi bộ vi phạm luật giao thông:
Nhìn chung thì thủ tục nộp phạt khi các chủ thể là người đi bộ vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ sẽ trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tiến hành hoạt động lập biên bản vi phạm hành chính đối với người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, biên bản sẽ được nhập vào hệ thống xử lý phần mềm trên cổng dữ liệu thông tin điện tử. Trên cơ sở đó các chủ thể có thể tiến hành hoạt động nộp phạt thông qua hình thức trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp và thông qua Cổng dịch vụ công.
Bước 2: Các nội dung được chiết suất từ quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm số quyết định xử phạt vi phạm hành, tên cơ quan ra quyết định xử phạt và thông tin của người bị vi phạm, thời gian vi phạm và địa điểm vi phạm, ngoài ra còn có thể bao gồm hình thức xử phạt bổ sung.
Bước 3: Kho bạc nhà nước sẽ tiến hành hoạt động kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia để các chủ thể tiến hành thủ tục nộp phạt, sau đó tiến hành hoạt động phản hồi lại thông tin đã hoàn thành về việc nộp phạt trên Cổng dịch vụ công quốc gia của các chủ thể vi phạm. Sau đó bưu điện sẽ kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện thủ tục chuyển phát giấy tờ do cơ quan cảnh sát giao thông đến người vi phạm sau khi họ đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.