Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng khi xử phạt vi phạm giao thông? Các quy định khi tham gia giao thông đối với người đi bộ? Các lỗi xử phạt khi người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ theo pháp luật?
Theo suy nghĩ thông thường thì người đi bộ thường là đối tượng ” vô can” khi tham gia giao thông. Nhưng trên thực tế thì trong thời gian qua, tình trạng người đi bộ vi phạm luật giao thông gây nguy hiểm cho chính bản thân họ và những người tham gia giao thông khác ngày càng gia tăng.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn và ùn tắc giao thông, pháp luật đã có những quy định nhất định để kiểm tra và xử lý người đi bộ vi phạm. Việc đưa ra quy định xử phạt hành chính với người đi bộ là cần thiết theo xu thế chung hiện nay mật độ người đi bộ tham gia giao thông ngày càng nhiều.
Trên thực tế đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra mà nguyên nhân chính là từ hành vi vi phạm quy tắc giao thông của những người đi bộ.Nhằm bảo đảm quyền lợi của mình và những người xung quanh, người đi bộ nên tìm hiểu kĩ những quy định của pháp luật có liên quan để nhận biết được những hành vi nào bị coi là vi phạm? mức xử phạt tương ứng là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn mức xử phạt hành chính đối với người đi bộ: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng khi xử phạt vi phạm giao thông
1.1. Phạm vi điều chỉnh của văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
1.2. Đối tượng áp dụng khi xử phạt vi phạm giao thông
Căn cứ vào điều 2
– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Đơn vị sự nghiệp công lập; Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của
Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện); Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại
– Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
Mặt khác căn cứ theo khoản 22 điều 3
“22. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”
Như vậy, đối với người đi bộ trên đường bộ cũng là đối tượng tham gia giao thông nên nếu vi phạm luật giao thông vẫn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành là Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
2. Các quy định khi tham gia giao thông đối với người đi bộ
Theo quy định về Luật Giao thông đường bộ 2008 , người đi bộ khi tham gia giao thông phải chú ý tuân thủ các quy định sau:
– Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường
– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn
– Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường
– Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; Phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi mang vác vật cồng kềnh
– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường
Người đi bộ phải chú ý tuân thủ các quy tắc trên để tránh gây nguy hiểm cho bản thân, cho những người tham gia giao thông khác và không bị xử lý vi phạm hành chính.
-Chấp hành báo hiệu đường bộ
+. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
+ Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
+Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
+ Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Đối với người khuyết tậ, người già yếu khi tham gia giao thông:
Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
– Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
-Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
3. Các lỗi xử phạt khi người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Căn cứ vào điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cụ thể như sau:
Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Như vậy đối với các hành vi vi phạm sau đây thì người đi bộ khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
-Người đi bộ Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng
– Người đi bộ Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng
– Người đi bộ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng
-Người đi bộ Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông đu sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng
-Người đi bộ Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng
-Người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Ngoài các hình phạt chính là hình phạt tiền thì người đi bộ khi tham gia giao thông bị xử lý vi phạm hành chính sẽ không bị xử lý thêm các hình thức xử phạt bổ sung.
So với Nghị định 46 năm 2016, mức phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông tăng nhẹ. Mức phạt đã nặng tay hơn so với trước đây nhưng để phát hiện và xử phạt những trường hợp người đi bộ vi phạm giao thông không hề đơn giản. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…có mật độ người tham gia giao thông vô cùng đông đúc.
Có thể nói rằng quy định về xử lý người đi bộ sai quy định là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật để bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, đây là quy định mới do đó trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng quy định này thì lực lượng CSGT cũng nên tuyên truyền giải thích cho người tham gia giao thông.