Nhiều người bất chấp tính mạng của bản thân và bất chấp an toàn cho các phương tiện xung quanh để băng qua đường một cách tùy tiện. Vậy người đi bộ băng qua đường tùy tiện có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Người đi bộ băng qua đường tùy tiện có bị xử phạt không?
Hiện nay, trên thực tế không ít người đi bộ ngang nhiên đi qua đường dù ở bất cứ vị trí nào mà không chờ đèn đỏ, bất chấp các phương tiện đang giao thông, không cần đi trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ … vấn đề này khá nguy hiểm cũng như ảnh hưởng rất lớn đến những người khác trong quá trình lưu thông trên đường bộ. Đây được coi là thực trạng xảy ra vô cùng phổ biến mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi đặc biệt là tại các đô thị và các thành phố lớn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xây rất nhiều cầu vượt và hầm dành cho người đi bộ. Đây được xác định là con đường an toàn nhất mà người đi bộ có thể lựa chọn khi muốn sang đường bên kia. Ấy vậy mà nhiều người vẫn không lựa chọn với con đường ấy, người ta vẫn chọn băng qua lòng đường cấp nập xe cộ dù ở bất kỳ vị trí nào để mong muốn rằng sang đường một cách thuận lợi nhất và nhanh nhất. Hành vi này có rất nhiều nguy hiểm rình rập, và đây cũng được xem là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người đi bộ mà còn ảnh hưởng đến các phương tiện khác trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm không đáng có.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Người đi bộ băng qua đường tùy tiện có bị xử phạt hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải xem xét hành vi băng qua đường tùy tiện của người đi bộ có bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật hay không. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ của người đi bộ. Theo đó thì người đi bộ trong quá trình tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
– Người đi bộ cần phải đi bộ trên hè phố hoặc lề đường, phải đi theo đúng làn đường của mình phù hợp với quy định của pháp luật, trong trường hợp đường phố không có hè phố và không có lề đường thì người đi bộ cần phải đi sát mép đường tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông khác;
– Người đi bộ chỉ được đi qua đường tại những nơi có tín hiệu đèn dành cho người đi bộ hoặc có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, hoặc những đôi có hầm dành cho người đi bộ và có cầu vượt dành cho người đi bộ, người đi bộ trong quá trình tham gia giao thông đường bộ cũng cần phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và tuân thủ theo chỉ dẫn của người thi hành công vụ;
– Người đi bộ không được vượt qua các dải phân cách, Không được thực hiện hành vi đu bám vào các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường bộ, nếu như người đi bộ mang vác các vật công kềnh thì phải đảm bảo an toàn và không gây cản trở cho người và phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Trẻ em dưới 07 tuổi theo quy định của pháp luật khi đi qua đường đô thị hoặc đường thường xuyên có phương tiện cơ giới qua lại thì phải có người lớn dắt, mọi người phải có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi qua đường.
Theo đó thì có thể nói, người đi bộ khi đi qua đường phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, người đi bộ chỉ có thể được qua đường tại nơi có tín hiệu hoặc có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hoặc có cầu vượt và có hầm đường bộ dành cho người đi bộ, cần phải tuân thủ đầy đủ tín hiệu chỉ dẫn dành cho người đi bộ. Nếu người đi bộ tùy tiện qua đường không đúng những nơi quy định của pháp luật thì được coi là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và theo các điều luật tương ứng. Để giảm thiểu chết để tình trạng người đi bộ có hành vi qua đường một cách tùy tiện gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác thì người dân cần phải nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, cần tuyên truyền giáo dục về ý thức văn hóa giao thông đường bộ cũng như tăng cường kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm để người đi bộ nhận ra trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
2. Mức xử phạt đối với người đi bộ băng qua đường tùy tiện:
Theo như phân tích nêu trên thì người đi bộ có hành vi đi bộ qua đường tùy tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đây được xác định là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người đi bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người đi bộ thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không đi đúng phần đường theo quy định của pháp luật, có hành vi vượt qua dải phân cách trái quy định của pháp luật, có hành vi đi qua đường không đúng nơi quy định của pháp luật và không đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
+ Không chấp hành đầy đủ tín hiệu và chỉ dẫn của biển báo hiệu, không chấp hành vạch kẻ đường theo quy định của pháp luật;
+ Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và người kiểm soát giao thông đường bộ trong quá trình thi hành công vụ;
+ Mang vác các vật công kênh gây cản trở an toàn giao thông đường bộ hoặc đu bám vào các phương tiện khác khi phương tiện giao thông đang lưu thông.
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người đi bộ có hành vi đi vào đường cao tốc trái quy định của pháp luật, trừ những đối tượng được xác định là người phục vụ cho quá trình quản lý và bảo trì đường cao tốc.
Như vậy có thể nói, Người đi bộ có hành vi băng qua đường tùy tiện không đúng nơi quy định có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt người đi bộ băng qua đường tùy tiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, Và tiền lên đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, thẩm quyền xử phạt đối với người đi bộ có hành vi băng qua đường thì điện sẽ thuộc về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.