Quản chế là hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự. Vậy quản chế là gì? Hình phạt quản chế theo Bộ luật hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quản chế là gì?
Khái niệm về quản chế được quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự như sau:
“Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Như vậy, hình phạt quản chế chính là một hình thức cư trú bắt buộc, nhưng kèm theo điều kiện là phải cải tạo ở nơi cư trú, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương nơi họ đến cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù
Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một số quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong thực tiễn, việc thi hành hình phạt quản chế còn gặp phải nhiều khó khăn vì thường bản án không tuyên cụ thể là buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở địa phương nào hay bị tước những quyền công dân, cấm hành nghề nào mà thường chỉ tuyên một cách chung chung.
Hình phạt này chỉ áp dụng với người bị kết án, bị phạt tù về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp do Bộ luật hình sự quy định như: tội giết người (Điều 93), tội mua bán phụ nữ (Điều 119), tội cướp tài sản (Điều 133), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197), tội chiếm tàu bay, tàu thủy (Điều 221), tội chế tạo, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự (Điều 230), tội chế tạo, tang trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232), tội chế taọ, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 233), tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236), tội sản xuất, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc (Điều 238), tội chứa mại dâm (Điều 254),…
Như vậy, hầu hết các tội có quy định hình phạt cấm cư trú đều quy định hình phạt quản chế và ngược lại, trừ tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới (Điều 273), không quy định hình phạt quản chế và các tội quy định tại các Điều 252, 254 không quy định hình phạt cấm cư trú. Về thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Người đang bị quản chế có được phép thay đổi nơi cư trú:
Theo Điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú và
– Người quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trường hợp quy định tại khoản 3 điều này.
– Người đang sinh sống tại địa điểm, khu vực được cơ quan, người có thẩm quyền công bố đang bị cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh, ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly tính từ thời gian bắt đầu đến khi kết thúc thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú.
– Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết các thủ tục về đăng ký cư trú tại những nơi mà người đó bị áp dụng hình phạt cấm cư trú cho đến khi chấp hành xong hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình phạt cấm cư trú.
Từ quy định được viện dẫn ở trên, nếu người nào không thuộc 1 trong các trường hợp nêu trên thì vẫn được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú như bình thường. Nếu thuộc 1 trong các trường hợp đó thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú.
3. Không chấp hành hình phạt quản chế bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Người bị áp dụng hình phạt quản chế (về tội xâm phạm an ninh quốc gia) tại địa phương nhưng vi phạm rời khỏi địa phương cư trú thì bị xử lý thế nào? ai là người có thẩm quyền xử lý??
Luật sư tư vấn:
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật hình sự và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật hình sự.Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù (Điều 38 Bộ luật hình sự).
Theo quy định tại Luật thi hành án hình sự 2019, việc tiếp nhận, tổ chức kiểm soát và giáo dục người chấp hành án phạt quản chế tại nơi cư trú sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án phạt quản chế về cư trú. Theo đó, Điều 108 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án phạt quản chế về cư trú như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện để họ lao động, học tập bình thường;
b) Triệu tập người chấp hành án để thông báo thi hành bản án; phổ biến quyền và nghĩa vụ và những quy định có liên quan đến việc chấp hành án;
c) Nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án phạt cấm cư trú khi người đó chuyển nơi cư trú;
d) Yêu cầu người chấp hành án cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại cho người chấp hành án;
e) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
2. Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn chấp hành án phạt quản chế tại nơi cư trú có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề người chấp hành án phạt quản chế rời khỏi nơi cư trú, Pháp luật cũng có quy định không quá khắt khe trong vấn đề này, cụ thể, Điều 115 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định cấp giấy phép cho người chấp hành án đi khỏi nơi quản chế như sau:
– Trường hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án có thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như sau
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp huyện nơi quản chế;
b) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế.
– Thời hạn người chấp hành án được phép đi khỏi nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không quá 10 ngày. Trường hợp người chấp hành án phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế theo thời gian điều trị của cơ sở chữa bệnh.
Như vậy, trong trường hợp có lý do chính đáng, pháp luật vẫn cho phép người chấp hành án phạt quản chế được đi khỏi địa phương, cụ thể người chấp hành án phạt sẽ được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế, thẩm quyền cấp giấy phép bảo gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh theo các trường hợp trong quy định tại điều trên. Thời hạn người chấp hành án phạt quản chế được phép đi khỏi nơi quản chế cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, mỗi lần tối đa là không quá 10 ngày.
Còn đối với trường hợp cố tình không chấp hành án phạt thì theo quy định tại Điều 269 Bộ luật hình sự:
“Điều 269. Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính
Người nào cố ý không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Điều 269 Bộ luật hình sự được hướng dẫn chi tiết tại Điều 8
“8. Về tội “không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính” quy định tại Điều 269 của Bộ luật hình sự
8.1. Bị coi là “cố ý không chấp hành quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính” nếu người bị áp dụng quyết định hành chính có một trong các hành vi sau đây:
a. Không thực hiện quyết định hành chính sau khi đã được giao nhận quyết định hành chính đó theo quy định của pháp luật;
b. Bỏ trốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh việc chấp hành quyết định hành chính;
c. Bỏ trốn sau khi đã được đưa vào nơi lưu giữ để đưa đến cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
d. Bỏ trốn sau khi đã được vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bỏ trốn khỏi nơi quản chế hành chính.
8.2. “Các biện pháp cưỡng chế cần thiết” là những biện pháp được pháp luật cho phép và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như: xử phạt hành chính về hành vi không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; tổ chức truy tìm bắt lại, lưu giữ đối với các trường hợp bỏ trốn… để buộc những người có hành vi cố ý không chấp hành các quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính phải chấp hành các quyết định đó.
Trường hợp người đang chấp hành quyết định hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính nhưng trong thời gian chấp hành, người đó có những hành vi vi phạm nội quy của cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính và bị xử lý kỷ luật thì những lần bị xử lý kỷ luật đó không được coi là đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ theo Điều 269 của Bộ luật hình sự.”
Theo đó, đối với các hành vi không thực hiện quyết định hành chính sau khi đã được giao nhận quyết định hành chính đó theo quy định của pháp luật hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh việc chấp hành quyết định hành chính sẽ bị coi là cố ý không chấp hành quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc quản chế hành chính. Hành vi không chấp hành được quy định tại Điều 269 Bộ luật hình sự chỉ cấu thành tội phạm khi đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết mà vẫn không chấp hành. Và trong các trường hợp đó, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 269 Bộ luật hình sự như trên với mức hình phạt là phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
4. Những điều cần biết về quản chế và thời hạn quản chế:
Quản chế là một trong những hình phạt bổ sung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự.
Căn cứ Điều 38 Bộ luật hình sự thì quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật hình sự và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật hình sự quy định.
Hình phạt quản chế chỉ thực hiện khi Điều 92 hoặc điều luật quy định về tội phạm và hình phạt của Bộ luật hình sự có quy định hình phạt bổ sung là quy chế, thì mới được áp dụng loại hình phạt bổ sung này.
Như thế, quản chế là biện pháp nhằm hạn chế tự do cư trú của người phạm tội với mục đích thực hiện việc cải tạo và kiểm soát cho người phạm tội.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.