Bản vẽ xây dựng hay còn được gọi là bản vẽ thiết kế, đây là tài liệu không thể thiếu của hợp đồng xây dựng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người dân có được tự thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở hay không?
Mục lục bài viết
1. Người dân được tự thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng. Bao gồm các yêu cầu cơ bản sau đây:
-
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế xây dựng, phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt, quy hoạch xây dựng, phù hợp với cảnh quan kiến trúc, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội tại khu vực xây dựng công trình;
-
Nội dung thiết kế xây dựng công trình cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng bước thiết kế;
-
Tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn áp dụng, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về vấn đề sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng trong quá trình xây dựng công trình; đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong quá trình sử dụng, mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường, ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, phòng chống cháy nổ và một số điều kiện an toàn khác;
-
Có giải pháp thiết kế phù hợp trong quá trình xây dựng, chi phí xây dựng hợp lý, bảo đảm sự đồng bộ trong từng công trình xây dựng với các công trình khác có liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh trong công trình xây dựng, bảo đảm điều kiện về sức khỏe cho người sử dụng công trình xây dựng đó; tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em trong quá trình sử dụng công trình xây dựng; khai thác lợi thế và hạn chế tối đa tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu, ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ hoặc các vật liệu khác thân thiện với môi trường;
-
Thiết kế xây dựng cần phải được thẩm định, cần phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng (ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 7 Điều 89 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020);
-
Nhà thầu thiết kế thi công công trình xây dựng cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực phù hợp với loại công trình, cấp công trình và công việc do mình trực tiếp thực hiện;
-
Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Thiết kế xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ cần phải đáp ứng yêu cầu thiết kế căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 79 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 (tức là cần phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình xây dựng công trình, tuân thủ quy định pháp luật về vấn đề sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng; đảm bảo an toàn về kết cấu chịu lực, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường, ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, phòng chống cháy nổ và một số điều kiện an toàn khác);
+ Hộ gia đình có quyền tự thiết kế nhà ở riêng lẻ với tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc quy mô xây dựng dưới 03 tầng hoặc công trình xây dựng có chiều cao dưới 12m2, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế công trình xây dựng, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và đến sự an toàn của các công trình lân cận khác.
Như vậy, bản vẽ thiết kế xây dựng là bản vẽ mô tả hình dáng, cấu tạo nhà ở trong tương lai, hầu hết người dân đều muốn thiết kế theo nhu cầu và nguyện vọng cá nhân. Tùy thuộc vào quy mô, diện tích, chiều cao của công trình xây dựng mà người dân có thể được phép tự thiết kế bản vẽ xây dựng.
Theo quy định của pháp luật, hộ gia đình và cá nhân sẽ được quyền tự thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ đối với trường hợp công trình có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2 hoặc công trình có chiều cao dưới 12m2 hoặc có quy mô xây dựng dưới 03 tầng.
Trong quá trình tự thiết kế, hộ gia đình và cá nhân có thể tham khảo mẫu thiết kế do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi có nhà ở công bố.
Mặc dù có thể tự thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở, trong quá trình tự thiết kế người dân cần phải đáp ứng yêu cầu thiết kế như sau:
-
Tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng bắt liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng của công trình xây dựng và công nghệ áp dụng (nếu có) trong quá trình xây dựng;
-
Đảm bảo an toàn về khả năng chịu lực của công trình xây dựng, an toàn trong quá trình sử dụng công trình, mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường, ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, phòng chống cháy nổ và một số điều kiện an toàn khác.
Nếu không thuộc trường hợp được tự thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở thì phải được các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Xây nhà có cần bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 95 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà ở liền kề, nhà biệt thự và nhà ở độc lập) gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
(1) Đơn xin giấy phép xây dựng theo mẫu do pháp luật quy định.
(2) Những loại giấy tờ có giá trị chứng minh quyền sử dụng đất như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,….
(3) Bản vẽ thiết kế xây dựng, có kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy (trong trường hợp pháp luật về phòng cháy chữa cháy có yêu cầu), báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (trong trường hợp pháp luật liên quan có yêu cầu), bao gồm:
-
Bản vẽ mặt công trình xây dựng trên lô đất, có kèm theo sơ đồ vị trí nhà ở;
-
Bản vẽ mặt bằng của các tầng, bản vẽ mặt đứng, mặt cắt chính của nhà ở;
-
Bản vẽ mặt bằng móng công trình, mặt cắt móng công trình, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật bên ngoài công trình như điện, nước;
-
Đối với công trình xây dựng có các công trình liền kê thì cần phải có văn bản cam kết đảm bảo an toàn đối với các công trình liền kề đó.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn có thể công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo trong quá trình các cá nhân tự lập thiết kế bản vẽ xây dựng.
Như vậy, đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ không được miễn giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải có bản vẽ thiết kế xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng là thành phần quan trọng trong hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Vì sao người dân có nhu cầu được tự thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở?
Về nguyên tắc, bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở cần phải được các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực thực hiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, người dân hoàn toàn có thể tự thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở (mục 1). Nhu cầu được tự mình thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở bao gồm:
Thứ nhất, tiết kiệm kinh phí sử dụng dịch vụ thiết kế bản vẽ xây dựng nhà ở của các tổ chức, cá nhân khác. Khi đó, người dân có thể tự mình đưa ra ý tưởng, nhu cầu và nguyện vọng để tạo nên một thiết kế bản vẽ phù hợp.
Thứ hai, tính toán được chi phí cần phải sử dụng trong quá trình xây dựng công trình. Chi phí xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng công trình. Dựa vào chi phí, gia chủ có thể quyết định được mặt bằng, công năng, phong cách thiết kế sao cho phù hợp với tình hình tài chính. Có bản vẽ thiết kế xây dựng công trình, chủ nhà có thể ước lượng được những chi phí có liên quan đến vật liệu, vật tư, nguyên liệu xây dựng, số lượng nhân công, nội thất cần được sử dụng.
Thứ ba, bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở giúp ước lượng cụ thể được khối lượng vật tư cần sử dụng. Khi tính toán trước được những khoản chi phí cần thiết, gia chủ và chủ đầu tư có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch xây nhà của mình, từ đó giúp cho công trình xây dựng được hoàn thành đúng thời hạn.
THAM KHẢO THÊM: