Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì nhiều quý bạn đọc khi sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok hoặc trên báo đài,... thì nhiều trường hợp người dân quay phim, giám sát lực lượng 141 và phát tán lên mạng xã hội. Vậy, pháp luật hiện hành quy định người dân có quyền quay phim, giám sát lực lượng 141 không?
Mục lục bài viết
1. Lực lượng 141 được hiểu như thế nào?
Trước tình hoạt động tội phạm về an toàn giao thông, trật tự trên địa bàn cả nước ngày càng gia tăng, phức tạp. Theo đó, Thường vụ Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương, biện pháp mạnh, đồng bộ, quyết liệt để giải quyết.
Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-CAHN-PV11, tổ công tác 141 được thành lập. Theo đó, lực lượng 141 là sự kết hợp của lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, cảnh sát ma tuý, phù hợp với quy định của
Lực lượng 141 là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông, đây là lực lượng đặc trưng riêng có của thủ đô.
Lực lượng 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tại một số địa điểm và thực hiện hoạt động phát hiện, kiểm sát, tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm. Theo quy định thì trang phục của lực lượng 141 tuỳ thuộc vào các lực lượng cụ thể, không mang tính thống nhất, trong đó, chỉ có cảnh sát hình sự, cảnh sát ma tuý có thể được mang thường phục mà không phải quân phục như cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát giao thông.
2. Người dân có quyền quay phim, giám sát lực lượng 141 không?
Hiện nay, theo quy định pháp luật thì chưa có bất kỳ quy định pháp luật cụ thể nào cấm người dân quay phim, chụp ảnh, giám sát các tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm tra xử lý vi phạm giao thông trên đường.
Tuy nhiên, hoạt động của các tổ công tác 141 làm nhiệm vụ trên các tuyến giao thông có đặc thù thì theo quy định thì các lực lượng này còn có nhiệm vụ ngăn chặn và bắt giữ các đối tượng có dấu hiệu phạm tội hoặc tội phạm trong các chuyên án đang điều tra, tội phạm đang bị truy nã,…, ngoài việc xử lý vi phạm giao thông thông thường.
Do đó, trong trường hợp nếu người dân tùy tiện quay phim, giám sát và ghi hình các tổ công tác 141 làm nhiệm vụ như vậy rất dễ làm ảnh hưởng đến bí mật công tác cũng như việc điều tra mở rộng các vụ án và việc tung các video, hình ảnh các tổ công tác đang làm nhiệm vụ bị đưa lên mạng xã hội vô tình gây ra hiểu nhầm, kể xấu dễ dàng lợi dụng, kích động các thế lực thù địch, phản động.
Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp quay phim, giám sát lực lượng 141 lên mạng xã hội thì được mời về trụ sở Công an phường để làm rõ động cơ, mục đích của việc ghi hình các tổ công tác đang làm nhiệm vụ là không sai. Sau khi mời bạn về trụ sở Công an phường, cảnh sát sẽ xác minh, làm rõ mục đích việc bạn ghi hình chỉ là vô tình hay có động cơ nào khác nữa. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát sẽ yêu cầu bàn giao lại tư liệu cho
Do vậy, theo quy định của pháp luật không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các lực lượng chức năng, công chức đang làm việc và nguyên tắc chung là công dân được làm tất cả những gì luật không cấm.
Mặt khác, một trong những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của công an nhân dân được quy định tại Điều 5
– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
– Được tổ chức chuyên sâu, tập trung, thống nhất, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Do vậy, theo quy định nêu trên thì đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành quý bạn đọc hoàn toàn có quyền chụp ảnh, quay phim lực lượng 141, cảnh sát giao thông nói chung khi đang làm nhiệm vụ. Ngoại trừ các trường hợp có liên quan đến các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh thì công dân bắt buộc phải tuân thủ, bí mật nhà nước.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng 141:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Điều 7
Căn cứ theo quy định tại Điều 6
Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
– Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội quyết định việc huy động.
– Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch Trường hợp Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc huy động.
– Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch trong trường hợp Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc huy động.
Thời gian xây dựng kế hoạch theo quy định thì chậm nhất là một ngày, kể từ khi nhận được quyết định hoặc kế hoạch huy động, các đơn vị quy định nêu trên cần phải xây dựng kế hoạch và tiến hành việc trình cấp có thẩm quyền đã ra quyết định huy động phê duyệt trước khi tổ chức triển khai thực hiện.
Nội dung của kế hoạch theo quy định cần phải nêu rõ các nội dung sau đây: Về lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Thứ hai, Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo quy định.
Thứ ba, Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA về Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã như sau:
– Tiến hành việc bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát an toàn, trật tự giao thông theo kế hoạch.
– Tiến hành việc thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; Tiến hành thống kê các kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
– Trong trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đồng thời, căn cứ theo quy định thì lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông dưới đây:
+ Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh;
+ Đỗ xe ở lòng đường trái quy định;
+ Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật;
+ Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Lưu ý: Pháp luật, nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết do Bộ Công an ban hành.
– Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.