Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và những ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất. Vậy người dân có được mua, bán vàng miếng kiếm lời không?
Mục lục bài viết
1. Người dân có được mua, bán vàng miếng kiếm lời không?
Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và những ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây sẽ được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc là vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Điều 10
2. Xử phạt vi phạm khi mua, bán vàng miếng để kiếm lời tại các tổ chức không được cấp phép:
Như đã phân tích ở mục trên, khi mua, bán vàng miếng để kiếm lời thì phải mua, bán vàng miếng tại những tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Nếu mua, bán vàng miếng để kiếm lời tại những tổ chức không được cấp phép thì sẽ vị xử lý theo quy định của pháp luật. Tại Điều 24 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN 2023 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định về xử phạt vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng, Điều này quy định xử phạt vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
+ Sử dụng vàng để làm phương tiện thanh toán.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán vàng miếng với những tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng ở trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán ở trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Như vậy, người mua, bán vàng miếng để kiếm lời tại những tổ chức không được cấp phép thì sẽ bị phạt cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu, còn nếu như tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng:
3.1. Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước:
Căn cứ Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
– Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình lên các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
– Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
– Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua những biện pháp sau đây:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
+ Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định về hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp ở trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
+ Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Ngân hàng Nhà nước thực hiện cấp, thu hồi:
+ Giấy chứng nhận về đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
+ Giấy phép kinh doanh về mua, bán vàng miếng.
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu về vàng nguyên liệu.
+ Giấy phép mang theo vàng khi mà xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
+ Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
– Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với:
+ Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
+ Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ;
+ Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và các hoạt động kinh doanh vàng khác.
– Ngân hàng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Điều này quy định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:
– Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; những hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ những quy định của pháp luật.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho những doanh nghiệp kinh doanh vàng và phải sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình lên cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo đúng thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và cả thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.
– Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với những cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; thực hiện kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông ở trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
– Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh và điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng ở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo đúng quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN 2023 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.