Một tổ chức được thành lập thì cần có ít nhất một người đứng ra để nêu ra tiếng nói của toàn bộ mọi người được mọi người tin tưởng giao cho toàn quyền tuy nhiên gắn vào đó là trách nhiệm họ phải gánh trên lưng cũng không hề nhỏ. Công ty hay doanh nghiệp cũng vậy người đại diện theo pháp luật của công ty đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Vậy liệu họ có được trả lương cho công việc họ đảm nhận hay không?
Mục lục bài viết
1. Người đại diện theo pháp luật công ty là ai?
Đại diện là việc cá nhân thay mặt và bảo vệ lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân để tiến hành, thực hiện nghĩa vụ dân sự nào đó theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của pháp nhân.
Người đại diện theo pháp
2. Người đại diện theo pháp luật công ty có được trả lương không?
Muốn xác định việc người lao động theo pháp luật công ty có quyền được thanh toán lương không chúng ta cần biết lương là gì và khi nhận lương phải thoả mãn những yêu cầu nào không?
Tiền lương theo Điều 90
+ Tiền lương là khoản thu nhập mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hợp đồng khi thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh và phụ cấp lương cùng các sinh hoạt phí tối thiểu khác.
+ Quy định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
+ Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương hợp lý, không hạn chế giới tính đối với người lao động trong công việc có thu nhập bằng nhau.
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc tổng giám đốc/giám đốc công ty cũng thỏa mãn các điều kiện trên là người quản lý và điều hành công ty, có quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ công ty, đều là người có bỏ công sức đóng góp sức lực lao động nên vẫn được chi trả lương như bình thường. Tuy nhiên, đIều này pháp luật không có quy định cấm, mà theo thảo thuận giữa các bên liên quan, theo quy định điều lệ của công ty. Lương của người đại diện theo pháp luật hoặc Tổng giám đốc/giám đốc công ty phải được thể hiện trong văn bản Điều lệ công ty, chế độ tiền lương khen thưởng của doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ vai trò của người đại diện theo pháp luật:
Căn cứ khoản 1 điều 14
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:
+ Nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất;
+ Phải trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng chức vụ địa vị và quyển hạn của bản thân và sử dụng thông tin, cơ hội kinh doanh, bí mật và bí quyết của công ty, tài sản khác của doanh nghiệp để phục vụ lợi ích và tư lợi của cá nhân và tổ chức khác;
+ Nghĩa vụ thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình đại diện, người có liên quan của mình làm chủ, có phần vốn góp hoặc cổ phần theo quy định của
Đăc biệt: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020.
4. Quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật công ty:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người có quyền quyết định đặc biệt quan trọng của công ty, ít nhất là về mặt pháp lý biểu hiện ra bên ngoài. Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân. Chủ tịch hay Tổng giám đốc của công ty nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì cũng không có quyền được ký kết vào bản hợp đồng nào với các đối tác.
Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong điều lệ công ty có quy định cụ thể về nội dung: số lượng, chức danh quản lý và quyền hạn và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể nghĩa vụ và quyền hạn của từng người đại diện theo pháp luật để xác định trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại. Trong trường hợp việc phân chia nghĩa vụ và quyền của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba điều này nhằm tránh sự lừa dối hoặc nhầm lẫn đối với bên thứ 3 và tăng trách nhiệm của từng người đại diện; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan khác.
Doanh nghiệp, công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật đang cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh hay còn gọi là công tác nước ngoài khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác đang cư trú tại Việt Nam để thay mặt thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của người đại diện theo pháp luật đó. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn đã ủy quyền.
– Trong trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo căn cứ tại khoản 3 Điều 12 luật Doanh nghiệp 2020 mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa quay trở về Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo các quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân người được ủy quyền phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn của người đại diện theo pháp luật cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần thì người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn của người đại diện theo pháp luật cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Một số lí do đặc biệt không thể trở về hoặc tiếp tục đảm nhiệm chức vụ người đại diện theo pháp luật của công ty:
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 luật doanh nghiệp 2020, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc mất tích, chết hay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên có nhiệm vụ cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Đối với trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty mất tích, chết, bị tạm giam, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ở cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm hành nghề,cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại trong công ty đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho đến khi có văn bản quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Thẩm quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật là Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật doanh nghiệp 2020.