Theo quy định của pháp luật, người đại diện theo pháp luật trong các doanh nghiệp luôn nắm vị trí quan trọng hàng đầu, đó là những cá nhân đưa ra các phương hướng, định hướng và đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và vận hành của doanh nghiệp. Vậy người đại diện theo pháp luật bỏ trốn thì cần phải giải quyết thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người đại diện theo pháp luật bỏ trốn giải quyết thế nào?
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất
Vì vậy, trong mỗi doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người đại diện theo pháp luật là những cá nhân đại diện cho công ty để ký kết hợp đồng, ký kết giấy tờ, giúp cho các hợp đồng kinh doanh của công ty có hiệu lực pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật. Nếu có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật, có thể sẽ dẫn tới hàng loạt những thay đổi khác có liên quan đến doanh nghiệp và công ty.
Vì vậy, cần phải kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến sự thay đổi của người đại diện theo pháp luật, đưa ra những phương án giải quyết phù hợp trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty bỏ trốn để có thể hạn chế tối đa những sự cố, đưa công ty tiếp tục phát triển và kinh doanh, hạn chế tối đa tình trạng bị phá sản.
Trên thực tế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể nắm giữ các chức vụ khác nhau. Cụ thể bao gồm: chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty, các chức danh quản lý khác theo điều lệ của công ty. Nhìn chung, đó đều là những vị trí và chức danh vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp.
Có thể kể đến một số phương pháp giải quyết khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn như sau:
Thứ nhất, đối với tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn còn nợ thuế thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế, tổng cục trưởng Tổng cục thuế, cục trưởng Cục thuế, chi cục trưởng Chi cục thuế là chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định cưỡng chế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cụ thể bao gồm:
– Kê biên tài sản, đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật để nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
– Thu tiền, thu tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do các tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
Thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hành nghề, giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp;
– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập;
– Yêu cầu phong tỏa tài khoản trong trường hợp cần thiết.
Thứ hai, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn còn nợ lương người lao động thì cần phải được xử lý với những phương án phù hợp. Cần phải căn cứ vào sổ sách kế toán và các tài liệu giấy tờ khác có liên quan, Sở lao động thương binh và xã hội sẽ phối hợp với Sở tài chính có trách nhiệm xác định người lao động có trong danh sách tiền lương của doanh nghiệp, xác định cụ thể tiền lương mà công ty còn nợ đối với từng người lao động, báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh số tiền lương cần phải ứng từ ngân sách nhà nước để trả lợn lương cho người lao động, kèm theo danh sách nợ tiền lương của từng người lao động để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ứng ngân sách địa phương trả trước cho người lao động đó. Sở kế hoạch và đầu tư tiếp tục phối hợp với Sở tài chính để đưa ra phương án xử lý tài sản của doanh nghiệp khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, để hoàn trả các khoản tiền tạm ứng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoàn trả tiền cho ngân sách địa phương.
2. Dấu hiệu nhận biết người đại diện theo pháp luật bỏ trốn:
Trong một số trường hợp nhất định, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có dấu hiệu bỏ trốn, mặc dù người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đều là những người giữ vị trí quan trọng và chủ chốt trong các doanh nghiệp. Thông thường, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trước khi bỏ trốn sẽ có các dấu hiệu như sau:
– Chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Nợ lương người lao động;
– Không thực hiện hoạt động mua bán một cách thường xuyên;
– Sử dụng hóa đơn giả tạo, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng hoặc sử dụng hóa đơn hết giá trị sử dụng.
3. Người đại diện theo pháp luật bỏ trốn có được xuất cảnh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2023, có quy định cụ thể về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể bao gồm:
– Các đối tượng được xác định là bị can hoặc bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và thông qua quá trình điều tra xác minh có đầy đủ căn cứ cho rằng người đó bị nghi thực hiện tội phạm, đồng thời xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn để người đó không bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
– Người được hoãn chấp hành án phạt tù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, người được tạm hoãn đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vẫn đang trong thời gian thực hiện thử thách, người được hưởng án treo tại địa phương đang trong thời gian thực hiện thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đó trong thời gian thực hiện thử thách Căn cứ theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
– Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có đầy đủ căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của người đó đối với nhà nước, với cơ quan tổ chức, với cá nhân trong xã hội, đồng thời hoạt động xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của cơ quan và cá nhân hoặc ảnh hưởng tới quá trình đảm bảo thi hành án;
– Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của các cơ quan và tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành án theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà nước, quyền lợi của cơ quan và cá nhân trong xã hội;
– Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người được xác định là người Việt Nam xuất cảnh để định cư tại nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh tuy nhiên chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 51 của
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn sẽ không được xuất cảnh trong trường hợp chưa hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với cơ quan có thẩm quyền hoặc trong trường hợp có dấu hiệu phạm tội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Thông tư 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế;
– Thông tư 87/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
–
THAM KHẢO THÊM: