Người cùng quan hệ huyết thống có được làm việc cùng nhau trong một cơ quan nhà nước? Có hạn chế nào về vấn đề này không?
Người cùng quan hệ huyết thống có được làm việc cùng nhau trong một cơ quan nhà nước? Có hạn chế nào về vấn đề này không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Cho em xin hỏi tư vấn về luật hành chính có được không ạ? Người làm chung trong cơ quan mà cùng gia đình thì có luật nào đề cập đến vấn đề này không ạ? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ thì bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, những người được bổ nhiệm phải đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm được ghi nhận tại Điều 6, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
1. Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước;
2. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định;
3. Tuổi bổ nhiệm:
a- Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
b- Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ);
c- Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
5. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.
Tức là ở đây, trong quá trình bổ nhiệm cán bộ, công chức, pháp luật không hề ghi nhận vấn đề những người có có quan hệ huyết thồng có được công tác chung trong một cơ quan nhà nước hay không! Bởi lẽ, việc bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đồng thời những người được bổ nhiệm cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Ngoài ra, việc bổ nhiệm cán bộ, công chức còn được các cấp ủy đảng từ cơ sở trở lên trực tiếp lãnh đạo công tác bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý của Trung ương và đúng quy trình, thủ tục (khoản 1 Điều 3, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg).
Tuy nhiên, có một trường hợp cần được phải lưu ý được quy định tại khoản 3 Điều 51, Luật Kế toán 2003 đó là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc những người cận huyết thống sẽ không được đồng thời giữ những chức vụ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức
– Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
– Nhiệm vụ của Sở nội vụ thành phố Hà Nội về cán bộ, công chức
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại