Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi vợ chồng giải quyết ly hôn?
Trong cuộc sống đời thường thì khi một người mà có xác lập các quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người khác thì đồng nghĩa với việc họ phải có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà việc làm này được gọi là nghĩa vụ cấp dưỡng. Trên cơ sở quy định của
Vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định với nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc những nội dung liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng này.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Trên cơ sở quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định cụ thể nghĩa vụ cấp dưỡng đối với từng chủ thể khác nhau trong quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, khi pháp luật được đưa vào trong thực tiễn thì không ít trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn cố ý trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ. Việc các chủ thể trốn tránh nghĩa vụ này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng.
Chính vì để đảm bảo các quy định của về người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Trong quy định được nêu ra vừa rồi thì có nhắc đến đối tượng là những người thân thích của người được cấp dưỡng. Và chủ thể này cũng được quy định tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đó là: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời” hoặc là “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau” và “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”. Do đó, tất cả những người được xác định trong quan hệ huyết thống được luật này quy định thì đều có liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bên cạnh đó thì cơ quan quản lý nhà nước về gia đình được quy định tại Điều 8 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình có quy định như sau: “Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình thực hiện công tác về gia đình thông qua hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình, trong đó có bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ”.
Ngoài ra thì pháp luật này còn có quy định về cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em theo quy định của
Từ quy định tại Khoản 3 Điều này thì đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.
2. Trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi vợ chồng giải quyết ly hôn.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Thông thường, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Như đã khắc định thì nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ thuộc quan hệ nhân thân dó đó, nghĩa vụ này cũng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
Thứ năm, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Thứ sáu, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thể hiện qua huyết thống thì nghĩa vụ về cấp dưỡng còn được xác định là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Đồng thời thì quan hệ cấp dưỡng còn được biết đến là một trong các quan hệ đặc trưng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đây là một quan hệ pháp luật có điều kiện, tương ứng với mỗi quan hệ khác nhau giữa các thành viên trong gia đình với những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Theo đó, tại khoản 1 Điều 107 Luật HN và GĐ năm 2014 đã xác định rõ: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này”. Các chủ thể này có thể là thành viên trong gia đình hoặc không phải là thành viên trong gia đình nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản, song không mang tính đền bù ngang giá. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, luôn có sự chuyển giao một phần lợi ích nhất định từ phía người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người được cấp dưỡng phải hoàn lại một số tiền tương ứng. Do nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được đặt ra khi có những điều kiện nhất định. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương.
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể cam kết sẽ dùng nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm.
Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định. Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ phái sinh, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp dưỡng mới xuất hiện.
Thứ năm, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành. Quan hệ huyết thống từ xưa tới này thì được xác định là mối quan hệ hình thành nên những quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Như vậy, từ các nội dung này có thể thấy rằng bản chất của quan hệ cấp dưỡng dưới quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì nó tồn tại giữa hai chủ thể. Do đó, hai chủ thể này được xác định bao gồm: một bên là người có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên còn lại là người nhận cấp dưỡng. Đồng thời, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì người nhận cấp dưỡng được xác định là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; người gặp khó khăn, túng thiếu.