Tác hại của việc báo cháy giả? Người có hành vi gọi báo cháy giả bị xử phạt như thế nào?
Một trong những mối lo ngại rất lớn ở những thành phố đông dân cư sinh sống hay đặc biệt là những tòa nhà chung cư thì việc báo cháy là một trong những vẫn đề được quan tâm nhiều nhất để tránh các tình trạng gây ảnh hưởng đến người và của khi hỏa hoạn sảy ra. Cũng chính vì để giảm thiểu các tổn thất mà các nhà làm luật đã đưa ra các quy định của pháp luật để dự liệu về những nội dung liên quan đến việc lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đồng thời thì cũng phải đảm bảo các thiết bị này hoạt động bình thường và được bảo trì thường xuyên. Việc quy định về vấn đề phòng cháy chưa cháy là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó thì nước ta có quy định về đường dây nóng 114 để gọi cứu hóa khi có những vụ hỏa hoạn sảy ra.
Tuy nhiên việc nhận thức về tầm quan trọng về việc gọi báo cháy ở Việt Nam còn hạn chế và gây ra nhiều tổn thất khi những cá nhân sử dụng việc gọi cứu hỏa để làm một phương tiện để chơi đùa. Để ngan chặn các hành vi gây ảnh hưởng đến việc phòng cháy chưa cháy thì pháp luật Việt Nam đã quy định về việc xử phát đối với những người có hành vi gọi báo cháy giả như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến việc xử phát hành vi gọi báo cháy giả như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Tác hại của việc báo cháy giả
Báo cháy giả được biết đến với hai hoạt động đó là việc mà một chủ thế thực hiện các hành vi như gây ra các hoạt động làm chuông báo cháy tại các tòa nhà được lắp đặt thiết bị báo cháy theo như quy định của pháp luật hiện hành. Và thứ hai là hành vi của chủ thể có thể là người thành niên hoặc là trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên gọi qua đường dây nóng 114 để thông báo cháy với tính chất trêu đùa. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì những hành vi này sẽ gây ra các hậu quả từ ít nghiêm trọng đến rất nghiệp trọng về cả người và của. Do đó tùy vào mức độ trên thực tế mà các hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, đa phần các tòa chung cư để có thể đi vào hoạt động thì phải có lắp đặt hệ thống báo cháy và phòng cháy chữa cháy theo như tiểu chuẩn mà pháp luật quy định. Bởi vì là khu đông dân cư cho nên trước những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại các chung cư cao tầng, hầu hết những người dân đều rất hoảng hốt khi nghe thấy tiếng chuông báo cháy.
Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, sau khi cuống cuồng sơ tán khỏi tòa nhà, người dân mới phát hiện ra đó chỉ là tiếng chuông báo cháy giả mà do một hành vi vô ý hoặc cố ý nào đó để gây ra tiếng chuông báo cháy kêu. Bên cạnh việc báo cháy giả của chuông dẫn đến việc có quá nhiều cuộc điện thoại gọi đến báo cháy giả khiến đường dây của tổng đài luôn bị nghẽn. Điều này làm cho quá trình tiếp nhận, xử lý những thông tin báo cháy thật sự bị chậm trễ, gây ra những thiệt hại khôn lường về người và tài sản.
Do đó, khi tiếng chuông báo cháy giả vang lên đôi khi chỉ vì nhỡ tay hoặc nghịch ngợm muốn xem độ “nhạy” của hệ thống, thế nhưng vì “trò đùa” tưởng chừng như vô hại này mà đã làm khổ bao nhiêu người, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ – những đối tượng dễ bị hoảng sợ vì tiếng chuông báo cháy. Mặt khác thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các chiến sĩ phòng cháy chưa cháy thì không phải được lắp đặt riêng cho những khu dân cư hai các tòa nhà chung cư mà những chiến sĩ này sẽ được điều động ở một đơn vị gần nhất và luôn phải điều khiển phương tiện đến nơi xảy ra đám cháy với tốc độ cao, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.
Không những thế mà trong những tình trạng báo cháy giả không chỉ gây ra phiền toái cho người dân mà còn hình thành tâm lý chủ quan trong quá trình phòng cháy chữa cháy và sẽ gây ra các hậu quả nặng nề. Hậu quả này được biết đến là nếu có báo cháy thật xảy ra, nhiều người sẽ thờ ơ cho rằng đó chỉ là báo cháy giả và không sơ tán, gây nên hậu quả khôn lường. Đồng thời việc này cũng gây nên sự lãng phí xăng dầu, tiền của,… không những thế mà nó còn gây ra những căng thẳng tinh thần, tâm lý của các chiến sĩ phòng cháy chưa cháy. Không những thế mà để tránh những việc điều động lực lượng không đáng có thì, sau khi tiếp nhận tin báo cháy, nhất là trong đêm khuya và rạng sáng, để xác định chắc chắn thông tin lực lượng chức năng phải xác minh qua chính quyền, lực lượng Công an địa phương, các cơ sở sản xuất… dễ gây những cảm giác phiền toái, hiểu nhầm.
Những tin hoang báo cháy như trên, không chỉ gây căng thẳng, ức chế cho cán bộ trực tổng đài, mà còn gây ảnh hưởng đến công tác điều động lực lượng khi có vụ việc gây rối về an ninh trật tự hay sự cố cháy nổ, cứu nạn cứu hộ xảy ra. Một số trường hợp lưu ý ở đây là việc có rất nhiều trường hợp người dân báo tin giả hay còn gọi là trình báo sai sự thật với công an để che đậy việc làm mất, chiếm đoạt tài sản hoặc tạo lý do để trốn tránh trách nhiệm pháp lý…
Ngoài ra, một số đối tượng đã gọi điện đến số máy 114 để chửi bới, lăng mạ các cán bộ, chiến sỹ trực tổng đài, thậm chí chỉ với mục đích thử điện thoại, trêu đùa, chọc ghẹo gây ức chế tâm lý cho người thi hành công vụ. Không cần biết nguyên nhân là gì? hay là trường hợp nào và xuất phát từ nguyên nhân gì, việc báo tin cháy giả hay trình báo sai sự thật với cơ quan Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Người có hành vi gọi báo cháy giả bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia, tôi có thắc mắc cần được tư vấn như sau: Người có hành vi báo cháy giả sẽ bị xử phạt như thế nào? Được quy định tại đâu? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Trên cơ sở quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 sửa đổi 2013 tại khoản 4 Điều 13 về các hành vi bị nghiêm cấm: “Báo cháy giả”. Cụ thể thì việc pháp luật quy định đối với những cá nhân có hành vi gọi tới đường dây nóng để thực hiện các hành vi báo cháy giả thì sẽ bị xử phát hành chính tuy theo mức độ ảnh hưởng. Cụ thể dựa trên quy định tại Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định mức xử phạt đối với hành vi Báo cháy giả như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định;
b) Báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Báo cháy giả;
b) Không báo cháy hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy;
c) Đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin không kịp thời khắc phục những hỏng hóc đối với thiết bị tiếp nhận thông tin báo cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đã có yêu cầu bằng văn bản.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng đối với các chủ thể thực hiện các hành vi báo cháy giả mà là công dân Việt Nam có hành vi vi phạm như trên sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng việc xử phát này sẽ được thực iện đối với những chủ thể là công dân Việt Nam, đồng thời còn tuyd thuộc vào mức độ gây thiệt hại mà có thể bị xử phạt theo hình thức khác. Bên cạnh đó, đối với các đối tượng có hành vi báo cháy là cá nhân người nước ngoài có hành vi báo cháy giả thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!