Trục xuất là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Vậy người bị trục xuất có được mang tài sản của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay không?
Mục lục bài viết
1. Người bị trục xuất có được mang tài sản ra khỏi Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong đó:
– Những người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
+ Họ được biết lý do tại sao mình bị trục xuất đồng thời sẽ nhận được quyết định trục xuất trong thời gian chậm nhất là 48 giờ trước khi thi hành quyết định trục xuất
+ Người nước ngoài có quyền được yêu cầu có người hỗ trợ phiên dịch khi trực tiếp làm việc với các cơ quan, người có thẩm quyền.
+ Được hưởng và thực hiện các chế độ theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
+ Được mang các tài sản hợp pháp của mình ra khỏi Lãnh thổ của nước Việt Nam
+ Người bị trục xuất có quyền được khiếu nại, tố cáo quyết định theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Bên cạnh các quyền người bị trục xuất cũng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Người bị trục xuất có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các quy định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với mình trong đó có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Khi có yêu cầu của cơ quan xuất nhập cảnh về việc xuất trình các giấy tờ tùy thân phải thực hiện xuất trình theo yêu cầu.
+ Người bị trục xuất phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của Việt Nam, đồng thời sẽ chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền là cơ quan công an trong thời gian hoàn tất các thủ tục trục xuất.
+ Trước khi bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam người này cần nhanh chóng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định (nếu có)
+ Trong trường hợp cần phải hoàn thành các thủ tục để rồi khỏi lãnh thổ Việt Nam cần phải nhanh chóng chấp hành.
Như vậy, từ các quy định nêu trên có thể thấy trường hợp những người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất nếu họ có các tài sản hợp pháp ở Việt Nam thì khi rồi khỏi lãnh thổ Việt Nam họ có thể mang theo mà không bị giữ lại.
2. Người bị trục xuất cố tình không nhận quyết định trục xuất thì xử lý như thế nào?
Trong trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định trục xuất thì có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 142/2021/NĐ-CP trong đó quy định rõ về việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
– Cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất sẽ đồng thời là chủ thể có trách nhiệm thực hiện việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; bên cạnh đó cơ quan và cá nhân này sẽ phải thực hiện chuyển tất cả các hồ sơ và giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện mà người có hành vi vi phạm sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính (nếu có) tới cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để có thể thi hành được quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định.
– Nếu như người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất không nhận quyết định xử phạt theo quy định thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc không nhận quyết định xử phạt, và tiến hành gửi biên bản này cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước nơi người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó có nơi cư trú cuối cùng trước khi lưu trú ở Việt Nam.
– Người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020.
– Tương tự đối với trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính và việc trục xuất là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì việc thi hành quyết định trục xuất cũng sẽ được tiến hành tương tự đối với trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Như vậy, đối với trường hợp người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất tuy nhiên lại cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc không nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người này và sẽ tiến hành gửi cho bộ ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước nơi người trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
3. Trong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất có thể áp dụng biện pháp quản lý nào với người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất?
Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trước khi rồi khỏi lãnh thổ nước Việt Nam sẽ bị áp dụng các biện pháp để quản lý trong thời gian người đó tiến hành thủ tục trục xuất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định rõ về việc quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất theo đó:
– Trường phòng nghiệp vụ trực thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi tiến hành lập hồ sơ đề nghị trục xuất) thực hiện việc đề xuất với Cục trưởng cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành quyết định để áp dụng các biện pháp quản lý đối với những người nước ngoài có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và đang trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
– Các biện pháp quản lý được áp dụng các biện pháp quản lý được áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất bao gồm:
+ Trong trường hợp trong trường hợp có đầy đủ những dấu hiệu cho rằng nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn thì người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có nguy cơ bỏ trốn hoặc gây cản trở việc thi hành quyết định trục xuất.
+ Việc áp dụng biện pháp quản lý nhằm mục đích ngăn chặn người đó có thể tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
– Các biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian tiến hành thủ tục xuất bao gồm:
+ Hạn chế việc di chuyển của người đang bị áp dụng biện pháp quản lý
+ Chỉ định nơi ở cho người bị áp dụng biện pháp quản lý
+ Tạm giữ các giấy tờ tùy thân hoặc hộ chiếu của người nước ngoài có hành vi vi phạm bị áp dụng hình phạt trục xuất
Lưu ý: Riêng đối với việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian tiến hành thủ tục tục dắt xe được thực hiện như sau:
+ Người đó có thể lưu trú tại các cơ sở lưu trú quản lý bởi Bộ công an
+ Hoặc Bộ công an sẽ chỉ định nhưng cơ sở lưu trú khác
– Việc chỉ định cơ sở lưu trú sẽ được thực hiện trong trường hợp:
+ Trong thời gian đang làm thủ tục trục xuất và người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian này không có các giấy tờ tùy thân, hộ chiếu và cũng chưa có đủ các điều kiện để thực hiện việc trục xuất ví dụ như: chưa có vé máy bay, thị thực hộ chiếu hoặc các giấy tờ có thể thay thế cho hộ chiếu …
+ Người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian tiến hành thủ tục tục phát tại các cơ sở lưu trú Được quản lý bởi bộ công an hoặc chỉ định đối với những người không có nơi cư trú hoặc có nơi cư trú nhưng đã hết thời hạn để được cứ trú
+ Trường hợp người đó có hành vi vi phạm quy định tại hoặc trường hợp chống lại các biện pháp quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền
+ Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có những căn cứ rõ ràng rằng người đó sẽ có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh
+ Người có hành vi bỏ trốn hoặc chuẩn bị các công cụ phương tiện để bỏ trốn hoặc có những hành vi nhằm gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất
+ Người đó bị mắc các bệnh truyền nhiễm mà theo quy định của pháp luật về việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì buộc phải áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định.
+ Người bị mắc các bệnh về tâm thần, mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình
+ Người có nhu cầu và tự nguyện được xin vào các cơ sở lưu trú trong thời gian chờ làm thủ tục xuất.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020