Người bị hại là người tâm thần có bắt buộc chữa bệnh không? Người bị hiếp dâm là người tâm thần thì có phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần không?
Người bị hại là người tâm thần có bắt buộc chữa bệnh không? Người bị hiếp dâm là người tâm thần thì có phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trong trường hợp một người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà hiếp dâm một người bị tâm thần thì xử lý thế nào? Và có áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bênh tâm thần không, theo Nghị định 64/2011/NĐ-CP thì đối tượng là bị can, bị cáo, người bị kết án… Vậy cho em hỏi, nếu nạn nhân là người bị tâm thần có bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần không? Mong luật sư giải đáp giúp. Cảm ơn nhiều ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Điều 111 Bộ luật hình sự có quy định về tội hiếp dâm như sau:
Điều 111. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Do vậy, trong trường hợp một người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà hiếp dâm một người bị tâm thần thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự.
Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cá nhân bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (gọi chung là người bị bắt buộc chữa bệnh) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự , Luật thi hành án hình sự .
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Tại Điều 13 Bộ luật hình sự có quy định:
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 311 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 có quy định:
Điều 311. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y.
2. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Khoản 5 Điều 111 Luật thi hành án hình sự 2010 có quy định:
5. Bảo đảm việc điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và ngăn ngừa họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Do vậy, đối với thắc mắc của bạn là một người có khả năng điều khiển hành vi hiếp dâm một người bị tâm thần có bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh không, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Bộ luật hình sự thì có thể thấy, nếu người đó sau khi thực hiện hành vi phạm tội mà bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bênh. Căn cứ theo các quy định trên thì biện pháp bắt buộc chữa bệnh áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chứ không áp dụng cho nạn nhân bị mắc bệnh tâm thần.