Nghiêm cấm ngăn cản và tước quyền thăm nom, thăm nuôi con? Xử lý hành vi cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau khi ly hôn? Có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Không ai có quyền cản trở việc thăm nuôi con sau khi ly hôn
- 2 2. Quyền thăm nom, nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn
- 3 3. Không cho chồng gặp con sau khi ly hôn được không?
- 4 4. Chồng ngăn cấm, không cho vợ thăm nom con thì phải làm thế nào?
- 5 5. Hạn chế quyền thăm nom của chồng sau khi ly hôn
- 6 6. Yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn
1. Không ai có quyền cản trở việc thăm nuôi con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi ly hôn được vài tháng rồi trong tờ giấy quyết định ly hôn có mục không ai có quyền cản trở việc thăm nuôi con của mình nhưng vợ cũ của mình giấu con không cho thăm nom gặp mặt. Xin hỏi bây giờ mình phải làm thế nào để hàng tháng được thăm nom con cái ạ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Căn cứ Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau đối với con sau khi ly hôn như sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, trong trường hợp này việc vợ bạn ngăn cản bạn thăm nuôi con là hành vi vi phạm quy định về quyền của cha,mẹ con sau khi ly hôn. Người thực hiện hành vi cản trở quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt vi phạm theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Như thế, với trường hợp của bạn, khi vợ bạn cản trở quyền của bạn thì bạn có quyền:
Luật sư tư vấn xử phạt hành vi cản trở quyền thăm nom con:1900.6568
– Tố cáo hành vi của vợ bạn tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi của vợ bạn;
– Xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc vợ bạn có hành vi cản trở quyền chăm con của bạn sau đó bạn yêu cầu cơ quan thi hành án việc thăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.
2. Quyền thăm nom, nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em gái tôi ly hôn vào tháng 11 năm 2019, tòa xử em gái tôi được quyền nuôi con vì đứa con dưới 36 tháng tuổi. Hàng tháng em rể có chu cấp cho em tôi là 500.000 đồng. Tuy nhiên, em rể lại đưa con về quê 1 tháng rồi mới đưa con lên và sau đó hàng tuần đến thăm con thì không báo trước.
Khi con em tôi ốm, em tôi đã cho phép chồng đưa con về quê. Cháu về quê được 2 tuần em gái tôi có về đón cháu để cháu chuẩn bị tiếp tục đi học nhưng em rể không cho đón. Hiện tại hộ khẩu và giấy tờ của em gái tôi đều ở nhà em gái, em rể tôi đi làm cả tuần mới về thăm con 1 hoặc 2 lần, cháu ở cùng bà nội. Em gái tôi đã giải thích về quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng em rể không nghe. Cho tôi hỏi làm thế nào để em gái tôi tiếp tục được nuôi dưỡng chăm sóc cháu? Em tôi phải làm thủ tục gì nếu phải đưa vụ việc ra Tòa?
Luật sư tư vấn:
Như chị trình bày, sau khi ly hôn, Tòa án quyết định giao con cho em gái của chị chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì em rể chị không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nên em rể chị có quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, em rể của chị không được làm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Đối với vấn đề này, Điều 81
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Về cơ bản, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi lạm dụng quyền thăm nom con của người chồng (hoặc người vợ). Trường hợp chồng chị cố tình lạm dụng quyền thăm nom để không cho chị tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng con, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc cháu bé, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng.
3. Không cho chồng gặp con sau khi ly hôn được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư: Vợ chồng tôi có con chung vừa tròn 1 tuổi hai vợ chồng thuận tình ly hôn, con do tôi nuôi, Chồng tôi không phụ cấp tiền nuôi con hàng tháng vậy xin hỏi luật sư con tôi tự nuôi thì tôi có quyền không cho phép chồng tôi gặp con không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Theo thông tin bạn trình bày, vợ chồng bạn có con chung mới tròn 01 tuổi, hai vợ chồng thuận tình ly hôn, con do bạn nuôi, chồng không phụ cấp tiền để nuôi con. Bạn cần lưu ý rằng thuận tình ly hôn là khi hai bên tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Do vậy, đối với trường hợp của bạn thì hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì cần làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn (trong đơn có thỏa thuận rõ về việc phân chia tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con,..).
Theo quy định tại Điều 81
Nếu bạn và chồng bạn ly hôn thuận tình và được Tòa án công nhận việc ly hôn, theo Quyết định công nhận của Tòa án nhân dân thì bạn là người trực tiếp nuôi con thì căn cứ theo các quy định trên thì việc thăm nom con là quyền và nghĩa vụ của chồng bạn, bạn không được cản trở việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con.
Trong trường hợp bạn mà có hành vi cản trở chồng của bạn thực hiện quyền thăm nom, chăm sóc giáo dục con thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 đến 300 nghìn đồng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
4. Chồng ngăn cấm, không cho vợ thăm nom con thì phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi luật sư vì mình đã ly hôn và có một đứa con trai 9 tuổi hiện nay cháu ở với bố. Khi ly hôn theo thỏa thuận của hai bên vợ chồng ly hôn đúng pháp luật, không ai có sai phạm gì trong quy định Luật hôn nhân và gia đình. Khi đấy em không có điều kiện nuôi con nên em đồng ý cho con ở cùng bố cháu để tạo điều kiện thuận lợi cho cháu học tập và tốt về mọi mặt cho cháu nhưng em không được thăm và đón cháu ra ngoài.
Khi em đến thăm thì gia đình bố cháu luôn nói cháu bận không có nhà hoặc bảo cháu đi học thêm khi vào dịp cuối tuần, em qua thăm con luôn có lý do để ngăn cản không tạo điều kiện cho hai mẹ con gặp nhau. Nhà chồng luôn tìm cách ngăn cản em thăm và gặp con, hôm qua ngày 12-9-2020 là thứ 7 em có qua thăm cháu và định xin đón cháu ra ngoài cùng đi mua gối ôm cho cháu rồi về vì chiều 2h cháu phải đi học.
Nhưng khi em đến gia đình bố cháu không cho thăm gặp và đón cháu ra ngoài nên có đôi co và quay ra anh ý có chửi bới lăng nhục và dọa đánh em và đuổi em đi, cấm không cho thăm và gặp con và anh ý có gọi thêm người nhà anh em sang đuổi và tát em chửi bới lăng nhục đe dọa em ngăn cản cấm không cho em thăm và gặp con. Như vậy em phải làm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 82 và khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom. chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đối với hành vi ngăn cản việc thăm nuôi con giữa bạn và con bạn của chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 53
Đối với hành vi của chồng bạn và người nhà chồng bạn là chửi bới, lăng nhục, dọa đánh bạn, đuổi em đi, cấm không cho thăm và gặp con đây là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bạn. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”.
Ngoài ra có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
…”
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
… “.
Theo quy định trên, bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nếu bạn chứng minh được chồng bạn không có đủ điều kiện nuôi con hoặc con bạn thể hiện sự đồng ý muốn về ở với mẹ.
5. Hạn chế quyền thăm nom của chồng sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em và chồng đã ly hôn 8 năm theo quyết định của tòa án. Nhưng chồng em thường tới thăm con và chở con đi nhậu không cho em biết nơi đến và giờ về, điện thoại không bắt máy vì thế nên giữa em chồng em luôn phát sinh mâu thuẫn, mâu thuẫn ngày càng cao, cuối cùng thì mẹ con em phải thay đổi chỗ ở và trốn chồng em một cách khổ sở. Nhưng chồng em vẫn tiếp tục tìm kiếm khiến mẹ con em vô cùng lo lắng. Hỏi luật sư trong trường hợp này em phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn đã ly hôn. Theo bản án của tòa án thì bạn có quyền nuôi con, tuy nhiên, chồng cũ của bạn có hành vi lạm dụng quyền thăm nom, chở con đi nhậu gây ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt của bạn và con, ảnh hưởng đến việc giáo dục con, do đó bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng cũ của bạn theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. […]”.
6. Yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn
Sau khi ly hôn, cả hai bố mẹ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Theo thông tin của bạn cung cấp thì chồng bạn muốn cả gia đình sang định cư tại Úc nhưng để xin visa cho con bạn thì bắt buộc phải có giấy đồng ý cho con định cư ở nước ngoài của bố cháu. Nhưng do anh ta ích kỉ muốn giữ con lại và ghen tị với cuộc sống hiện tại của bạn nên anh ta không đồng ý kí giấy đó để cháu có thể sang Úc cùng bạn thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng còn phụ thuộc vào pháp luật mà bạn đến định cư thì khi làm thủ tục xin visa họ vẫn sẽ yêu cầu có sự đồng ý bằng văn bản của cả cha và mẹ.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 83