Án phí dân sự sơ thẩm là gì? Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm? Thời hạn nộp án phí dân sự?
Án phí dân sự là điều kiện, tiền đề để Toà án thụ lý giải quyết vụ án dân sự. Đây cũng là nội dung chính bắt buộc phải được ghi nhận trong bản án của Toà án. Quy đinh của pháp luật về án phí dân sự được thể hiện trong hai văn bản pháp luật chính là Bộ luật Tố tụng hình sự và
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
1. Án phí dân sự sơ thẩm là gì?
Án phí dân sự sơ thẩm là số tiền chi phí của đương sự phải nộp vào công quỹ nhà nước, theo quy định của pháp luật để giải quyết lần đầu một vụ án dân sự ở cấp thấp nhất và chỉ được xử lý khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Án phí dân sự sơ thẩm khác với án phí hình sự sơ thẩm. Xuất phát từ bản chất của vụ án dân sự là viẹc khởi kiện chủ yếu bảo vệ quyề và lợi ích hợp pháp của cá nhân đương sự, trừ một số trường hợp liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Mức tạm ứng án phí và mức án phí có sự khác nhau tuỳ theo tính chất vụ việc.
Trái với vụ án dân sự, đối với vụ án hình sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tunhg, đồng thời trách nhiệm của bị cáo là trách nhiệm đối với nhà nước ,tiến trình giải quyết vụ án phụ thuộc vào quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng (trừ trường hợp một số vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) nên pháp luật quy định bị cáo không phải nộp tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, đồngthời mức án phó cũng chỉ quy định một mức duy nhất mà không phụ thuộc vào tính chất của vụ án cần giải quyết.
2. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm?
Khoản 1, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự đã nêu ra một nguyên tắc: “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.” Đây chính là quy định được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc có “lỗi” của đương sự, nguyên đơn được chấp nhận yêu cầu đến đâu thì bị đơn bị coi là có lỗi đến đấy và phải chịu án phí sơ thẩm đến đấy, nguyên đơn bị bác yêu cầu đến đàu thì nguyên đơn bị coi là có lỗi đến đấy và phải chịu án phí sơ thẩm đến đấy. (Đây là nội dung được ghi nhận trong Tập hệ thống luật lệ về tố tụng dân sự của Toà án nhân dân tối cáo). Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đã cụ thể hoá nguyên tắc này như sau:
– Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. (Khoản 2, Khoản 3).
Ở trường hợp này, nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm, tức là họ là chủ thể làm phát sinh vụ án dân sự trên cơ sở tiếp nhận của Toà án có thẩm quyền. Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Trong mối quan hệ này, nguyên đơn là người chủ động, bị đơn là người bị động, do đó, việc xác định nghĩa vụ chịu án phí phải phụ thuộc vào việc toà án có chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay không, nếu toà án chấp nhận thì bị đơn phải chịu án phí, toà án không chấp nhận thì nguyên đơn phải chịu án phí (vì họ có lỗi).
– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận. (Khoản 4, Khoản 5).
Trong thực tế, không phải lúc nào toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn cũng được chấp nhận toàn bộ hay từ chối toàn bộ, mà có thể chấp nhận một phần hoặc từ chối một phần. Vì vậy, việc xác định nghĩa vụ án phí cũng dựa trên phần yêu cầu được chấp nhận, bản chất thì đây là trường hợp đặc biệt đối với quy định tại Khoản 2, Khoản 3 nêu trên. Đối với bị đơn có yêu cầu phản tố thì họ với tư cách là người yêu cầu, là “nguyên đơn” trong chính yêu cầu với Toà án, việc xác định nghĩa vụ chịu án phí được xác định tương ứng như Khoản 2, Khoản 3.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận. (Khoản 6).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Về nguyên tắc, nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ không phải chịu án phí, tuy nhiên nếu họ có yêu cầu độc lập thì tư cách của họ là người yêu cầu, giống với “nguyên đơn”, việc xem xét chủ thể chịu nghĩa vụ án phí mang bản chất giống với Khoản 2, Khoản 3 nêu trên.
So với các quy định về án phí của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự được ban hành trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự, cũng như Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định cụ thể, chi tiết các chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm, đồng thời cũng quy định từng đương sự phải nộp án phí dan sự sơ thẩm trong những trường hợp cụ thể nào.
Tuy nhiên, khi nghiên cứ chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm cho thấy vẫn còn một bất cấp là mà trước đây cho đến bây giờ thì pháp luật tố tụng dân sự vẫn chưa khắc phục, đó là trường hợp có nhiều nguyên đơn có chung một yêu cầu hoặc nhiều bị đơn có chung một yêu cầu phản tố thì nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm như thế nào. Trên thực tế, gặp trường hợp này, Toà án khó quyết định về án phí dân sự sơ thẩm khi giải quyết vụ án dân sự. Đặc biệt trong vụ án dân sự không có giá ngạch thì nghĩa vụ này là nghĩa vụ liên đới hay theo phần? Và tất cả các nguyên đơn, bị đơn chỉ phải nộp theo mức không có có giá ngạch hay mỗi người phải nộp theo mức không có giá ngạch. Trong vụ án dân sự có giá ngạch thì giải quyết như thế nào.
3. Thời hạn nộp án phí dân sự?
Khác với quy định về thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, được pháp luật tố tụng quy định rất rõ ràng, cụ thể, có thời gian cụ thể ấn định từ ngày toà án có thông báo, quy định về thời hạn nộp án phí dân sự được ghi nhận tại Điểm a, Khoản 5, Điều 16 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, theo đó: “Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Bản án dân sự sơ thẩm của toà án sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, mà không có kháng cáo của người có quyền và kháng nghị của Viện Kiểm sát. Như vậy, sau thời điểm đó, người có nghĩa vụ án phí mới phải thực hiện việc nộp án phí.
Từ quy định này có thể thấy, thời hạn nộp án phí không được xác định bởi một khoảng thời gian cụ thể, mà chỉ quy định thời điểm bắt đầu nộp tiền án phí, điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc truy thu và truy cứu trách nhiệm trong việc để án phí quá lâu mà không chịu nộp.