Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ? Tư vấn một trường hợp cụ thể?
Trong cuộc sống thường ngày và trong quan hệ hôn nhân và gia đình thì còn cái, cháu chắt đều phải có nghĩa vụ hiếu thảo với ông bà cha mẹ của mình. Đây được xem như là một hành đồng tốt đẹp trong đạo đức của mỗi chủ thể và cũng xem là một nét đẹp của một gia đình và một quốc gia. Bên cạnh việc hiếu thảo chắm sóc nôi dưng ông bà là một hành động có đạo đức tốt thì nó còn là nghĩa vụ của con cái đối với ông bà cha mẹ của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình thì ngoài việc cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con thì con cũng phải có chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
vậy, pháp luật Hôn nhân và gia định và các văn bản khác ban hành kèm theo có quy định về vấn đề nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ có nội dung như thế nào? Những hành vi không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ thì sẽ bị xử lý như thế nào theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ
Thuận theo tự nhiên thì các bậc cha mẹ đã có công sinh thành và dường dục đối với mỗi đứa con của mình khi sinh gia trong quan hệ hôn nhân của mình. Thì để có thể đến đáp cồng ơn của cha mẹ đã giành cho mình thì việc mà mỗi người con cần làm đó là báo hiếu cha mẹ khi về giá. Mà báo hiếu ở đây được hiểu là việc chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ của mình. Theo thuần phong mỹ tục của nước ta thì con cái báo hiếu cha mẹ là hợp với lẽ tự nhiên và đúng với luân thường đạo lý. Những bên cạnh những quy định về đạo đức trong cuộc sống thường ngày thì trong
“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
Như vậy, có thể thấy rằng Luật này đã đưa ra quy định về việc con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Theo đó, thì vấn đề chăm sóc cha mẹ ở đây, có thể được hiểu là chăm lo về thể chất, tinh thần của cha mẹ. Đồng thời, con phải thường xuyên chăm lo sức khỏe, cung cấp thuốc men, dinh dưỡng để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho cha mẹ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cha mẹ để có phương pháp chăm sóc thích hợp. Nếu cha mẹ bị bệnh phải điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, quan tâm về tâm tư, tình cảm cho cha mẹ, động viên, khích lệ để cha mẹ có tinh thần lạc quan, vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Tuy nhiên, trong các trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ không phải của riêng ái, chính vì thế các con trong một gia đình tuyệt đối không được đùng đẩy trách nhiệm này của mình cho bất kỳ một người nào khác.
Trên cơ sở pháp luật hôn nhân và gia đình có quy định về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ nhằm ràng buộc trách nhiệm của con đối với cha mẹ, bảo vệ và duy trì mối quan hệ máu thịt giữa con với cha, mẹ, ngăn chặn cách hành vi đùn đẩy trách nhiệm của con với cha mẹ, khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu hay khuyết tật. Bởi vì, mối quan hệ giữa cha mẹ và con được xác định là mối quan hệ gắn bó trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình mang tính truyền thống của dân tộc ta từ xua tới nay. Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều là mỗi công dân trong xã hội, vì vậy các quyền công dân của họ phải được tôn trọng và bảo vệ.
Như vậy, có thể thấy rặng dựa theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, con có nghĩa vụ và quyền lợi chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, bệnh tật. Nếu gia đình có nhiều con thì những người này phải cùng nhau thực hiện điều này. Bên cạnh đó thì không phải người con nào cung có đủ điều kiện để sống cũng với cha mẹ của mình, pháp luật đã lường trước được điều này cho nên đã đưa ra quy định nếu con đã thành niên không sống chung với cha mẹ thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Có thể thấy, việc chăm sóc cha mẹ đặc biệt là lúc ốm đau, bệnh tật không chỉ thể hiện sự hiếu thảo và yêu thương từ con cái mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi người.
Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít người con bất hiếu, không chỉ không chăm sóc thậm chí còn ngược đãi, hành hạ cha mẹ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, những người này có thể bị phạt tiền từ 1,5 – 02 triệu đồng theo Điều 50
“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Từ đó, có thể thấy rằng, ngoại việc thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ là hợp với đạo đức thì đó còn là nghĩa vụ mà con cái phải thực hiện với cha mẹ của mình. Để đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ và đảm bảo quyền mà cha mẹ được hưởng mà pháp luật đã đưa ra các quy định về hình thức xử phạt hành chính đối với những hành vi sai trái của con đối với cha mẹ của mình. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng đã đưa ra các quy định về viện pháp khắc phụ như buộc người con đó xin lỗi công khai khi nạn nhân. Tuy nhiên, trong thực tế thì rất ít trường hợp người đái đối xử không tốt đối với cha mẹ của con cái được đưa ra cơ quan pháp luật.
2. Tư vấn một trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Bố tôi đã mất, nay chỉ còn mẹ tôi. Bây giờ mẹ tôi bán nhà để chia tiền cho các con. Số tiền bán nhà được chia thành 5 phần, trong đó 3 phần chia đều cho 3 anh em tôi, còn lại 2 phần là của mẹ tôi. Bây giờ mẹ tôi trích 1 phần của mẹ tôi để cho anh cả tôi. Vậy khi đó thì trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng mẹ tôi là của ai và cần có bản cam kết trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ như thế nào? Thủ tục viết cam kết đó thế nào? Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đây là những nghĩa vụ cơ bản giữa con cái đối với cha mẹ.
Điều 107
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Theo quy định, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng
Trong mối quan hệ giữa con với cha mẹ, Điều 111 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ như sau: “Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Như vậy, chiếu theo quy định trên vào trường hợp gia đình bạn; gia đình bạn hiện nay chỉ còn mẹ bạn và 3 người con và mẹ bạn tuổi đã cao, trong trường hợp này, 3 anh em bạn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ bạn mà không phân biệt, cũng không phụ thuộc vào việc mẹ bạn cho ai nhiều tiền hơn; người nào ở cùng với mẹ bạn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ bạn, những người không sống cùng phải hỗ trợ trong việc nuôi dương, chăm sóc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu cả 3 người đều không sống cùng mẹ bạn thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
Nếu không ai nuôi dưỡng cũng không ai thực hiện cấp dưỡng thì người có quyền yêu cầu cấp dưỡng có thể yêu cầu Tòa án buộc những người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng của các con đối với mẹ là như nhau, không phải con cả hay con trai phải có trách nhiệm chính.