Cá nhân khi lựa chọn vận tải biển thì chủ hàng có trách nhiệm trong việc cung cấp các thông tin chính xác liên quan đến hành hóa vận chuyển. Vậy nghĩa vụ bồi thường của người gửi hàng trong vận tải biển được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ bồi thường của người gửi hàng trong vận tải biển:
Hiện nay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa được diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Việc vận chuyển hàng hóa thường có khối lượng lớn và phạm vi vận chuyển không chỉ trong khu vực mà còn lưu thông trên toàn thế gới. Trong quá trình luân chuyển thì hàng hóa sẽ được đưa đến các cảng biển lớn, sau đó sẽ sử dụng các phương tiện khác để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đến đích cuối cùng. Hiện nay, cơ sở hạ tầng đường biển phục vụ cho quá trình giao nhận hàng hóa vận tải đường biển đó là các cầu cảng, cảng biển, hoặc cảng trung chuyển Có thể nói, vận tải đường biển giữ vai trò trung tâm trong hệ thống logistics trên toàn cầu nên để điều chỉnh được hoạt động vận tải đường biển diễn ra thuận lợi thì những quy tắc được đặt ra để quy định trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Hiện nay Quy tắc Hague được lập nên là quy tắc sử dụng được điều chỉnh việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong quy tắc này được diễn ra tại Hội nghị quốc tế tổ chức tại Bussels, Bỉ ngày 25 tháng 8 năm 1924 đã ghi nhận đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người vận chuyển, của chủ hàng. Liên quan đến nghĩa vụ bồi thường của người gửi hàng đã được quy định tại khoản 5 Điều 3 của Quy tắc này, theo đó khi người gửi hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế và vận tải hàng hải thì người gửi hàng coi như phải bảo đảm cho người chuyên chở vào lúc chất hàng về sự chính xác những mã, ký hiệu, số lượng, trọng lượng cũng như các thông tin họ đã khai. Cá nhân là người gửi hàng phải bồi thường cho người chuyên chở nếu xảy ra các tổn thất tổn hại và chi phí do sự sai lầm về các điểm này gây ra. Cũng theo quy định tại Quy tắc Hague thì quyền của người chuyên chở đối với những khoản bồi thường như vậy tuyệt nhiên không hạn chế trách nhiệm cuả anh ta theo hợp đồng vận tải đối với bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng.
Như vậy đối với việc sử dụng vận tải biển thì người gửi hàng cũng có nghĩa vụ bồi thường đối với hành động của mình trong việc xác định chính xác các thông tin liên quan đến hàng hóa gửi. Với quy định trên, cho phép người chuyên chở có thể được giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc trong một số những trường hợp nhất định sẽ được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được hàng hóa khi được chủ hàng gửi lên không đảm bảo đúng về tính chính xác các thông tin đã ghi trong vận tải đơn.
2. Người gửi hàng cung cấp không chính xác thông tin hàng hóa thì người vận chuyển có được miễn trách nhiệm?
Một trong những nội dung quan trọng khi vận tải biển phải kể đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng hóa trong vận tải biển. Cá nhân này trong một số trường hợp sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc mất mát hay hư hỏng trong quá trình vận tải này. Tại Điều 4 của Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển thì những trường hợp sau đây người vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường:
– Xét đến trường hợp người chuyên chở và tàu không đủ khả năng đi biển gây nên thiệt hại hoặc mất mát hư hỏng trừ tình trạng đó là do thiếu trách nhiệm của người chuyên chở dẫn đến tình trạng tàu không còn đủ khả năng để đi biển và không đảm bảo cho tàu được trang bị cung ứng những điều kiện thích hợp dùng để vận chuyển cũng như không đảm bảo cho việc an toàn khi tiếp nhận thực hiện bảo quản hàng hóa phù hợp với những quy định tại Điều 3 Đoạn 1 của Công ước này.
Để có thể được miễn trách nhiệm bồi thường trong vấn đề này thì khi xảy ra mất mát hay hư hỏng hàng hóa do tàu không đủ khả năng đi biển thì người chuyên chở hay bất cứ người nào cũng có trách nhiệm trong việc chứng minh trong sự cần mẫn thích đáng của mình đối với công việc được thực hiện nhưng vẫn không thể khắc phục được tình trạng xấu đối với hàng hóa;
– Cả người chuyên chở và tàu sẽ không phải chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng hàng hóa phát sinh gây ra bởi những nguyên nhân dưới đây:
+ Đối với trách nhiệm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay người giúp việc cho người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu mà có hành vi sơ suất hay xuất hiện những khuyết điểm;
+ Xảy ra sự kiện cháy trừ khi do lỗi lầm thực sự hay hành động cố ý của người chuyên chở gây ra;
+ Kiện bất khả kháng không thể lường trước hoặc khắc phục được hậu quả đó là tai họa nguy hiểm một tai nạn trên biển hay sông nước. Có phải kể đến thiên tai, hoạt động chiến tranh, hành động thù địch từ các quốc gia hoặc khu vực;
+ Trong công ước này cũng quy định rõ trường hợp khi vua chúa chính quyền và nhân dân bị bắt giữ và kiềm chế;
+ Thiệt hại diễn ra do việc hạn chế việc kiểm dịch;
+ Đặc biệt đối với trường hợp người gửi hàng hay chủ hàng của đại lý hay đại diện của họ có hành vi thiếu sót dẫn đến thiệt hại thì người chuyên chở và tàu cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường về sự mất mát hư hỏng hàng hóa phát sinh;
+ Những sự kiện như đình công hay đình chỉ, cản trở lao động bộ phận hay toàn bộ không kể vì lý do gì hoặc bạo động và nổi loạn cũng nằm trong trường hợp này;..
– Người gửi hàng cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm về những mất mát hay thiệt hại gây ra cho người chuyên chở hay tàu do bất kỳ nguyên nhân nào nếu không phải do hành vi hoặc lỗi lầm hay sơ suất của người gửi hàng của đại lý, hay người làm công của họ gây nên;
– Theo quy định, bất kỳ sự đi chệch đường nào để cứu trợ hay mưu toan cứu trợ sinh mệnh hoặc tài sản trên biển hoặc bất kỳ một sự đi chênh lệch đường hợp lý nào khác sẽ không được coi là vi phạm công ước này hay hợp đồng vận tải và theo đó người chuyên chở cũng không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ mất mát hay hư hỏng nào xảy ra từ việc này.
3. Trách nhiệm của chủ hàng trong vận tải biển:
Chủ hàng hay còn được hiểu là người gửi hàng chính là cá nhân sở hữu hàng hóa hoặc là người đại diện cho chủ sở hữu hàng hóa thực hiện việc quản lý, áp tải vận chuyển hàng hóa. Việc lựa chọn vận chuyển đường biển là phương thức vận chuyển có nhiều ưu điểm vượt trội, kể đến tiết kiệm chi phí so với các hình thức vận chuyển đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không; cũng như việc vận chuyển đường biển sẽ không phân biệt các loại hàng hóa khác nhau ngoại trừ những mặt hàng bị cấm; khối lượng vận chuyển vô cùng lớn một số tàu biển còn có trọng tải từ hàng ngàn tấn đến hàng trăm ngàn tấn. Việc chủ hàng lựa chọn tại biển phải có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ nhất định. Hiện nay, chủ hàng có quyền yêu cầu đơn vị vận chuyển phải đảm bảo hàng hóa cho mình được thực hiện đúng lộ trình cũng như địa chỉ, hàng hóa đến đúng với cá nhân, đảm bảo sự an toàn nguyên vẹn và số lượng, chất lượng trong suốt thời gian vận chuyển đã thỏa thuận.
Nghĩa vụ của chủ hàng khi vận chuyển đường biển có thể kể đến một số nghĩa vụ như: cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ, số điện thoại đối với người gửi và người nhận hàng; cung cấp các thông tin về hàng hóa như loại hàng, số lượng, chất liệu, yêu cầu đặc biệt trong quá trình vận chuyển như hàng dễ vỡ hoặc cần bảo quản đặc biệt..; Để có thể hoàn tất việc vận chuyển đường biển thì thực hiện những thủ tục hợp lệ để khai báo hải quan.
Có thể thấy, để hỗ trợ tuyệt đối đơn vị vận chuyển thực hiện thỏa thuận vận chuyển thì cá nhân cũng phải tuân thủ tốt nghĩa vụ của mình để giúp cho việc vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Hơn nữa, điều này cũng loại trừ trường hợp chủ hàng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường trong vận tải biển nếu xác định lỗi từ phía bên người gửi hàng dẫn đến hư hỏng thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/8/1924.