Ngày nay, bên cạnh việc thực hiện chức năng làm mẹ thì người phụ nữ đã và đang trở thành lực lượng lao động lớn trong xã hội. Vậy lao động nữ nghỉ thai sản xong có được tiếp tục xin nghỉ không lương hay không?
Mục lục bài viết
1. Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con của lao động nữ:
Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội được nhà nước ta đặc biệt quan tâm bởi nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Bảo hiểm xã hội giúp người lao động bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút trong quá trình lao động đảm bảo các quyền của người được hưởng khi gặp rủi ro trong cuộc sống đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách về con người. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, có thể hiểu chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho người lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động chung khi nuôi con nuôi sơ sinh. Chế độ bảo hiểm thai sản cũng như các chính sách xã hội đối với lao động nữ nói chung, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm vừa tạo điều mẹ, kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, bảo hiểm thai sản được coi là chế độ bảo hiểm đặc thù. Như vậy, so với các chế độ bảo hiểm khác, đối tượng của bảo hiểm thai sản là chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sảy thai, sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong quá trình thai nghén, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh; bảo hiểm thai sản nhằm mục đích trợ giúp, giữ cân bằng về thu nhấpgóp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khỏe cho người phụ nữ. Thời gian nghỉ cũng mức trợ cấp của chế độ bảo hiểm thai sản đã thể hiện rõ rệt sự ưu đãi của Nhà nước đối với người lao động khi thực hiện chức năng làm mẹ của họ. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nữ. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có ghi nhận về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ, cụ thể như sau:
– Lao động nữ khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, tức là lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng;
– Trong trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì sẽ được tính từ con thứ 02 trở đi, và cứ mỗi người con thì lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Nhìn chung thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh của lao động nữ tối đa sẽ không quá 02 tháng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh lao động nữ, các đối tượng được xác định là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ tài sản như sau:
– 05 ngày làm việc trong trường hợp vợ đẻ thường;
– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
2. Nghỉ thai sản xong có được tiếp tục xin nghỉ không lương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 của
Ngoài ra có thể thấy, hiện nay pháp luật cũng không có quy định về giới hạn đối với thời gian nghỉ không lương sau quá trình hưởng thai sản là bao lâu. Người lao động sau khi nghỉ thai sản và có mong muốn tiếp tục xin nghỉ không lương thì cần phải trao đổi với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ không lương này. Tức là khoảng thời gian nghỉ không lương này sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động nữ và người sử dụng lao động, không giới hạn số ngày tối thiểu hoặc số ngày nghỉ tối đa. Trong thời gian nghỉ không lương, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi sau đây:
– Không được đóng bảo hiểm xã hội nếu nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
– Không được cộng thêm phép năm nếu khoảng thời gian nghỉ không lương quá 1 tháng / năm.
3. Hình thức xử lý khi tự ý nghỉ không lương khi không được sự đồng ý của công ty:
Theo như phân tích ở trên thì sau quá trình nghỉ thai sản người lao động vẫn sẽ được phép nghỉ không lương khi được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Đối với trường hợp nghỉ không lương nhưng không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi người
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
– Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong khoảng thời gian 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong khoảng thời gian 365 ngày tính từ ngày làm việc đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động đó căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019. Ngoài ra nếu người lao động thuộc trường hợp bị sa thải theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động sẽ phải tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và ra
4. Có được xin nghỉ không lương trước thời gian nghỉ thai sản hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019 thì pháp luật hiện nay cho phép người lao động được xin nghỉ không lương vì bất kỳ lý do gì miễn là được người sử dụng lao động đồng ý. Vì vậy cho nên nếu được người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động hoàn toàn có thể xin nghỉ không lương trước thời gian hưởng thai sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra thì thời gian xin nghỉ không lương trước khi nghỉ thai sản sẽ căn cứ theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà không hạn chế số ngày nhất. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không lương trước thời gian nghỉ thai sản quá sớm thì người lao động có thể có một số rủi ro, người lao động có thể sẽ không tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để xét thưởng chế độ thai sản khi sinh con. Vì vậy căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì người lao động cần phải lưu ý một số điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi nữ sinh con như sau:
– Trong trường hợp mang thai thông thường thì người lao động phải đáp ứng được điều kiện đó là có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi lao động nữ sinh con;
– Trong trường hợp quá trình mang thai cần phải nghỉ dưỡng thai thì người lao động phải đáp ứng điều kiện đó là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, đồng thời có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi lao động nữ sinh con.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019.