Lao động là không chỉ là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự sống của con người mà còn là chìa khóa để mở ra cánh cửa của sự tiến bộ và văn minh cho nhân loại. Chỉ có lao động mới mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Và để tìm hiểu thêm giá trị của lao động, mời bạn đọc tham khảo bài viết Nghị luận về câu nói: Lao động là vinh quang hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý nghị luận về câu nói Lao động là vinh quang hay nhất:
I. Mở bài:
+ Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Nghị luận về câu nói Lao động là vinh quang.
II. Thân bài:
- Giải thích câu nói:
+ “Lao động” là hoạt động của con người thông qua tri thức, bằng các hoạt động chân tay nhằm mang đến của cải, vật chất phục vụ cuộc sống.
+ “Vinh quang” là niềm vui, kết quả của sức lao động. Cuộc sống được cải thiện qua sức lao động.
=> Lao động là quá trình dài giúp con người tạo ra của cải, vật chất và cả niềm vui thông qua lao động. Lao động cũng giúp mỗi cá nhân được hoàn thiện mỗi ngày.
- Tại sao lao động là vinh quang?
+ Lao động mang đến niềm vui: Quá trình lao động là quá trình học hỏi, khám phá. Do đó, những thành quả chúng ta đạt được tạo ra niềm vui không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần.
+ Lao động giúp chúng ta tạo nên của cải, vật chất. Do đó, cuộc sống của chúng ta dần cải thiện hơn.
+ Lao động là quá trình hoàn thiện bản thân: Việc lao động giúp mỗi người nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó, mỗi chúng ta có những thay đổi phù hợp để thích nghi với môi trường làm việc, đạt được hiệu quả cao.
=> Lao động là đôi cánh của ước mơ, giúp cá nhân phát triển, tập thể phát triển, xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực, văn minh,…
- Nếu con người không lao động?
+ Bên cạnh những con người coi “lao động là vinh quang” thì trong xã hội vẫn còn những con người lười biếng, chỉ biết núp sau bóng người khác, sợ hãi, e dè khi lao động. Một con người lười biếng, không chịu làm việc sẽ bị thụt lùi so với xã hội.
+ Lao động cũng chính là những công việc chân chính, không đi ngươc lại với các chuẩn mực của xã hội thì đó mói là lao động là vinh quang. (Có thể bàn thêm về mặt tiêu cực liên quan đến vấn đề này như lao động không phải lúc nào cũng là vinh quang, ví dụ như là làm những công việc trái đạo đức,… thù như thế không thể được gọi là “lao động là vinh quang”).
- Liên hệ bản thân:
+ Liên hệ chung đến lứa tuổi học sinh.
+ Liên hệ riêng đến bản thân.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
2. Nghị luận về câu nói Lao động là vinh quang hay nhất:
Thành quả mỗi người đạt được trong cuộc sống hôm nay hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình lao động bởi vì lao động sẽ giúp chúng ta khám phá ra chính bản thân, phát huy được hết khả năng và được tôn trọng. Câu nói: “Lao động là vinh quang” đã khẳng định được tính đúng đắn, thời đại.
“Lao động” là quá trình làm việc thông qua tri thức của bản thân, bằng các hoạt động chân tay nhằm tạo nên của cải, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân cũng như giúp xã hội phát triển. “Vinh quang” trong câu nói “Lao động là vinh quang” được hiểu là những thành quả bằng vật chất hoặc tinh thần mà bản thân có được trong quá trình lao động. Câu nói không chỉ khuyến khích mà còn khẳng định công việc lao động sẽ mang đến một tương lại tươi sáng phía trước.
Lao động tạo nên của cải, vật chất. Cuộc sống của chúng ta phát triển nhờ quá trình trao đổi hàng hóa. Con người không vận động sẽ không thể làm ra được của cải, vật chất. Việc làm ra hàng hóa sẽ giúp việc mua bán, trao đổi được thuận tiện. Bên cạnh đó, lao động không chỉ là miếng cơm, manh áo hàng ngày mà còn được chuyển thành tiền tệ, vàng bạc. Của cải, vật chất có được trong quá trình lao động sẽ làm cuộc sống của mỗi người thay đổi, càng nhiều của cải thì cuộc sống sẽ càng ấm no, đủ đầy hơn.
Quá trình lao động còn là quá trình tạo ra niềm vui. Cả lao động chân tay hay lao động trí óc đều có những niềm vui riêng khi bản thân làm ra được của cải. Đồng thời, lao động cũng giúp phát triển được tài năng của cá nhân đó. Niềm vui trong lao động cũng sẽ giúp con người phấn chấn, vui vẻ, đạt được hiệu quả làm việc cao hơn.
Việc lao động của mỗi cá nhân cũng chính là quãng đường hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cho bản thân. Cũng chính từ đây mà mỗi người cũng sẽ phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình giúp thay đổi, hoàn thiện nó một cách xuất sắc hơn để có được những bước tiến cao hơn trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội với sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay sẽ có sự thích nghi kịp thời.
Lao động là vinh quang nhưng không phải việc làm nào cũng là lao động và thành quả của nó được gọi là vinh quang. Lao động ở đây là công việc lao động chân chính, thành quả của nó được tạo ra từ mồ hôi, nước mắt, trí tuệ của chính bản thân mà không phải là những hành vi sai trái, đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. Những người không lao động sẽ rất tự ti về bản thân, thu mình lại, thụt lùi so với xã hội. Sức lao động của mỗi người có thể là nhỏ nhưng nhiều người thì mang lại kết quả to lớn. Vì vậy để xã hội phát triển thì chính mỗi người chúng ta cần hoàn thiện bản thân mình trước. Quá trình lao động không chỉ dừng lại ở tuổi nghỉ hưu hay giới hạn cho trẻ nhỏ mà mỗi người sẽ lao động phù hợp với khả năng của mình, làm những công việc phù hợp với lứa tuổi.
Nhà văn M.Gorki từng nói: “Lao động là đôi cánh của ước mơ…”. Con người lao động cũng chính là hướng tới tương lai tốt đẹp phía trước để hoàn thiện bản thân, tiếp thu những kiến thức mới để bắt nhịp với cuộc sống xã hội. Và dù làm bất cứ công việc gì, ở địa vị nào trong xã hội thì chúng ta cần lao động một cách nghiêm túc, vượt qua được những khó khăn, thử thách để thể hiện trí tuệ, tài năng của bản thân đồng thời sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Ước mơ muốn hoàn thiện thì con người phải lao động vì nếu không sẽ giống như “há miệng chờ sung”, sẽ mãi mãi không tiến lên phía trước được. Chỉ khi chúng ta làm việc bằng khối óc, bằng chính sức lao động của mình thì khi đó chúng ta mới có được thành quả, có được niềm vui xứng đáng.
3. Nghị luận về câu nói Lao động là vinh quang dành cho học sinh giỏi:
Trong lịch sử phát triển của loài người, chúng ta bắt đầu tiến hóa từ loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những công cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tiến thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây nhà để làm nơi trú ngụ. Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như ngày nay. Do đó, câu nói: “Lao động là vinh quang” quả là đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa.
Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người văn minh hơn, tiến hóa hơn các loài động vật khác. Lao động có nhiều hình thức: Lao động xã hội, lao động công ích, lao động trí óc,… Như vậy, ta có thể hiểu lao động quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Lao động là vận dụng hoạt động chân chính của bản thân trong khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người. Lao động còn được xem là thước đo giá trị con người.
Nhìn nhận đúng về lao động là không phân biệt địa vị hay loại hình công việc. Mỗi hình thức lao động đều đóng góp quan trọng vào sự phồn thịnh của xã hội. Điều quan trọng là mỗi người phải làm việc với tâm huyết, sáng tạo và không ngừng nâng cao kiến thức để làm cho công việc trở nên ý nghĩa hơn. Mỗi người cần trở thành một người lao động tích cực, đóng góp thực sự vào sự phồn thịnh và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần lên án, phê phán những con người lười biếng, ỉ lại và không chịu phát triển để vươn lên, luôn bàn lùi, thấy khó khăn là nản chí.
Câu nói “lao động là vinh quang” luôn để lại ý nghĩa và giá trị sâu sắc cho mỗi con người. Các lý thuyết, học thuyết về lao động đều nhấn mạnh vai trò của nó đối với sự phát triển toàn diện của con người và xã hội. Lao động là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự sống của con người mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự tiến bộ và văn minh. Qua từng công việc, mỗi người cần nhận thức đúng đắn về lao động để đạt được chất lượng và hiệu suất tốt nhất.
THAM KHẢO THÊM: