Hiện nay, theo Bộ luật lao động 2019 thì người lao động khi nghỉ việc có trách nhiệm phải báo trước thời gian theo quy định của pháp luật, ngoài ra có một số trường hợp người lao động không cần phải báo trước. Vậy nếu như người lao đông nghỉ không báo trước có bị trừ hết tiền lương không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ không báo trước có được thanh toán lương không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5
– Đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: báo trước ít nhất 45 ngày.
– Đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn: báo trước ít nhất 30 ngày.
Ngoài ra, có một số trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng (nghỉ việc) không cần phải báo trước cho người lao động, bao gồm:
– Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
– Người lao động không được trả đủ tiền lương hoặc trả lương không đúng thời hạn theo quy định.
– Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc bị cưỡng bức lao động.
– Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Người lao động là nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định.
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 48
– Phải hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
– Phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho người lao động bản chính của giấy tờ khác nếu đang giữ của người lao động.
– Có trách nhiệm cung cấp các tài liệu (bản sao) có liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu có yêu cầu.
– Trong thời hạn là 14 ngày làm việc tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Do đó, hiện nay pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, các bên phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan. Theo đó, công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả lương cho người lao động không phân biệt người lao động nghỉ việc đúng hay sai.
2. Nghỉ không báo trước có bị trừ hết tiền lương không?
Như mục 1 đã phân tích, người lao động chỉ được nghỉ việc mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động trong một số trường hợp. Ngoài những trường hợp đó thì người lao động nghỉ việc mà không báo trước cho người lao động đúng thời gian quy định thì bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm bồi thường, cụ thể như sau:
– Người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.
– Người lao động phải có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Người lao động phải hoàn trả cho người sử dụng lao động khoản chi phí đào tạo.
Do đó, nếu người lao động vi phạm, có bồi thường cho người sử dụng lao động phải căn cứ vào số thời gian người lao động không báo trước để xem xét có bị trừ hết lương hay không.
3. Người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động khi nghỉ việc xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm về tiền lương bị xử phạt như sau:
(1). Xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
+ Doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động;
+ Doanh nghiệp không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
+ Doanh nghiệp không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện những nội dung sau: mức lao động; quy chế thưởng; thang lương, bảng lương;
+ Doanh nghiệp không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; quy chế thưởng; định mức lao động;
+ Doanh nghiệp trả lương không bình đẳng, có sự phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau;
+ Doanh nghiệp không thực hiện thông báo bảng kê trả lương;
+ Doanh nghiệp thực hiện thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định.
(2). Doanh nghiệp có những hành vi sau:
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ;
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm;
+ Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật;
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;
+ Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;
+ Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định;
+ Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công;
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm;
+ Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;
+ Không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động;
Mức phạt đối với những hành vi tại mục (2) nêu trên sẽ tương ứng với số lượng người lao động cụ thể là:
+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
– Doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu:
+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
(3). Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
+ Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là:
+ Buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
+ Phải thanh toán trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Do đó, nếu doanh nghiệp không trả lương cho người lao động sẽ bị xử phạt theo các mức như trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: