Người lao động sau khi sinh sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức và quy định của pháp luật trong trường hợp sức khỏe vẫn còn yếu, không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể đi làm trở lại. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần công đoàn xác nhận hay không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần công đoàn xác nhận không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản. Theo đó, chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản/phục hồi sức khỏe sau ốm đau là một trong những chế độ đặc biệt quan trọng mà pháp luật lao động dành cho người lao động, người phụ nữ sau khi sinh con. Theo đó:
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Điều 33, Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc tại doanh nghiệp mà nhận thấy sức khỏe của mình vẫn chưa phục hồi hoàn toàn thì người lao động đó sẽ được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian từ 05 ngày đến 10 ngày. Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản, thì thời gian đó sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết vào ngày nghỉ hằng tuần. Trong trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó vẫn sẽ được tính cho năm trước;
– Số ngày nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản của người lao động sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động sau thai sản sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động nữ sau thai sản sẽ được quy định như sau:
+ Tối đa được xác định là 10 ngày đối với lao động nữ một lần sinh từ hai con trở lên;
+ Tối đa được xác định là 07 ngày đối với người lao động nữ sinh con phải trải qua thủ tục phẫu thuật;
+ Tối đa được xác định là 05 ngày đối với các trường hợp còn lại.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày sẽ được xác định bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong khoảng thời gian 30 ngày đầu quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp tuy nhiên sức khỏe của người lao động vẫn chưa phục hồi hoàn toàn thì người lao động đó hoàn toàn có thể xin nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là 10 ngày.
Đồng thời, pháp luật không quy định khi người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì bắt buộc phải được sự đồng ý của công đoàn cơ sở, tuy nhiên số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động đó sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở thoả thuận để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đồng thời, khi nghỉ dưỡng sức sau sinh thì người lao động vẫn sẽ được hưởng lương đối với những lại nghỉ vậy mức lương mỗi ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động sẽ được xác định bằng 30% mức lương cơ sở.
Tóm lại, nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động không cần phải có xác nhận của Công đoàn cơ sở.
2. Sau khi nghỉ thai sản người lao động có bị cắt giảm tiền lương không?
Chế độ hưởng dưỡng sức sau sinh là một trong những chế độ vô cùng quan trọng. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được xem là chế độ thai sản của lao động nữ khi người lao động đó tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những chính sách quan trọng nhằm giúp cho lao động nữ phục hồi sức khỏe hoàn toàn sau thời kỳ siêu con. Chế độ này sẽ giúp cho người lao động nữa có thêm thời gian nghỉ ngơi, ổn định sức khỏe để sớm quay trở lại công việc. Theo quy định của pháp luật hiện nay, để có thể được ở chế độ này, người lao động nữa bắt buộc phải có tên trong danh sách người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản do các đơn vị sử dụng lao động lập theo mẫu do pháp luật quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 140 của
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 139 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về chế độ nghỉ thai sản. Theo đó, lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản trước và sau sinh con là 06 tháng, thời gian nghỉ trước khi sinh con của người lao động không được phép vượt quá 02 tháng. Đồng thời, trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Theo đó, sau khi nghỉ thai sản thì người lao động sẽ được đảm bảo việc làm cũ mà không bị cắt giảm tiền lương hoặc cắt giảm các chế độ quyền lợi so với thời điểm trước khi nghỉ thai sản.
3. Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định cụ thể về số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa của người lao động sau thai sản. Theo đó, số này nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động sau thai sản sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động được quy định cụ thể như sau:
– Tối đa là 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần với số lượng từ hai con trở lên;
– Tối đa là 07 ngày đối với những người lao động nữ sinh con cần phải trải qua thủ tục phẫu thuật;
– Tối đa được xác định là 05 ngày đối với những trường hợp còn lại.
Tóm lại, xuống ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động sẽ được xác định như sau: Tối đa được xác định là 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên, tối đa được xác định là 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải trải qua thủ tục phẫu thuật, hoặc tối đa là 05 ngày đối với những trường hợp còn lại không thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện nay, số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa của người lao động khi sinh thường sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều trường hợp khác nhau, người lao động khi sinh thường sẽ được nghỉ tối đa là 05 ngày trong đó bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết vào ngày nghỉ hàng tuần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: